Mối quan hệ giữa các giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 107 - 108)

- Đối với chính quyền địa phương:

3.3Mối quan hệ giữa các giải pháp.

c) Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”

3.3Mối quan hệ giữa các giải pháp.

Trong các giải pháp thì giải pháp: “Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CB-GV-NV, HS, CMHS và chính quyền địa phương” là giải pháp quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý GDĐĐ cho HS. Khi nhận thức này được nâng cao thì mới có khả năng đạt được kết quả GD như mong muốn. Nhận thức của CB-GV-NV đúng đắn sẽ là điều kiện để GD HS tốt. Nhận thức của HS được nâng cao là điều kiện để lĩnh hội tri thức một cách chắc chắn, có được tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức tốt hơn, vai trò của GDĐĐ sẽ tăng lên. Nhận thức về vai trò trách nhiệm của cha mẹ, của gia đình về GDĐĐ rõ ràng thì việc quản lý và GD sẽ có hiệu quả và chất lượng cao hơn.

Giải pháp “Kế hoạch hóa quản lý công tác GDĐĐ cho HS của HT” có vai trò định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện quản lý công tác GDĐĐ là cơ sở để các lực lượng thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho HS.

Để cho kế hoạch được thực hiện một cách đúng hướng theo mục tiêu của kế hoạch thì giải pháp “Công tác tổ chức-chỉ đạo của HT” là vấn đề hết sức quan trọng, là một trong những điều kiện để thực hiện thành công kế hoạch.

Giải pháp “Xây dựng tập thể HS tự quản tốt” cần được đẩy mạnh để phát huy tính tích cực và chủ động của HS. Thực hiện tốt giải pháp thì việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới thành công ở mức độ cao và hiệu quả của công tác GDĐĐ cho HS mới dễ dàng và thuận lợi.

Các giải pháp thực hiện các cuộc vận động và rèn luyện kỹ năng sống cho HS là rất cần thiết và đặc biệt cần chú trọng trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt những giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ một cách thực chất.

Giải pháp “Xã hội hóa GD trong công tác quản lý GDĐĐ cho HS” nhằm huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng hợp sức thực hiện thành công kế hoạch, khắc phục tình hình vi phạm đạo đức của HS.

Giải pháp “Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác quản lý GDĐĐ cho HS” là phương tiện hỗ trợ, góp phần giúp cho kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS được hiệu quả. Nếu không thực hiện tốt giải pháp này thì công tác GDĐĐ cho HS đôi lúc sẽ rơi vào hình thức, hô hào chung chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 107 - 108)