Thực trạng về công tác GDĐĐ cho H Sở các trường 1 Thực trạng về nhận thức của CB-GV-CMHS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 50)

2.2.2.1 Thực trạng về nhận thức của CB-GV-CMHS.

* Câu hỏi 8: “Nhận xét gì về tình trạng đạo đức của học sinh THPT trên địa bàn huyện Nhơn Trạch”

Sau khi lấy ý kiến của CB-GV-CMHS (225 CB-GV và 150 CMHS) về tình trạng đạo đức của học sinh THPT hiện nay trên địa bàn huyện, kết quả như sau:

Bảng 10 Tình trạng đạo đức HS trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỷ lệ ( % )

1 Tình trạng rất tốt 15 4,0

2 Tình trạng tốt 48 12,8

3 Tình trạng khá 123 32,8

4 Tình trạng đang sa sút 189 50,4

Qua kết quả trên cho ta thấy đa số CB-GV và CMHS đều cho rằng tình hình đạo đức HS trên địa bàn huyện có sự sa sút trong giai đoạn hiện nay do nhiều nguyên nhân như: Nhà trường còn “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người”; chương trình sách giáo khoa chưa phù hợp; sự phối hợp giữa ba môi trường: nhà trường-gia đình-xã hội chưa tốt; do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường; do một số thầy cô, cha mẹ HS chưa gương mẫu; do các biện pháp xử lý chưa hiệu quả … Vì thế việc tìm ra những giải pháp tốt nhất để quản lý công tác GDĐĐ cho HS là việc hết sức cần thiết.

* Câu hỏi 9: “Các lực lượng chủ yếu nào sẽ tham gia trong công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường”

Sau khi khảo sát 415 ý kiến của CB-GV-HS ( gồm 180 CB-GV và 235 HS) nhận thức về các lực lượng chủ yếu để tham gia trong công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường, kết quả tỷ lệ ý kiến đồng ý như sau:

Bảng 11 Lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS

TT Đối tượng tham gia Số ý kiến Tỷ lệ ( % )

1 Ban lãnh đạo nhà trường 194 46,74

2 Giáo viên chủ nhiệm 395 95,18

3 Giáo viên bộ môn 156 37,59

4 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 127 30,60

5 Nhân viên , quản sinh 63 15,18

Qua khảo sát cho ta thấy nhận thức về lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường hầu hết là giao phó cho GVCN mà thiếu đi sự tham gia của Lãnh đạo trường, GVBM, Đoàn TN và lực lượng nhân viên, quản sinh trong nhà trường. Điều này làm cho hiệu quả giáo dục còn hạn chế do chưa có tính đều khắp, thường xuyên vì thời gian GVCN có mặt ở trường rất hạn chế. Bên cạnh đó còn dẫn đến một thực trạng khi những lực lượng này tham gia GDĐĐ thì HS đôi khi không chấp hành và còn có cử chỉ và hành động vô lễ với GV, nhân viên trong nhà trường.

* Câu hỏi 10: “Mức độ chú trọng của hiệu trưởng về công tác dạy học và công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường”

Khi khảo sát ý kiến của 75 cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS thì kết quả lấy ý kiến (thể hiện ở bảng 12 phụ lục)

Qua việc khảo sát và trao đổi trực tiếp cho ta thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng HT các trường THPT cần coi trọng công tác GDĐĐ cho HS và công tác dạy học là ngang nhau. Tuy nhiên, cũng có ít ý kiến cho rằng HT coi trọng công tác giảng dạy hơn GDĐĐ cho HS, do suy nghĩ của một số người làm công tác quản lý quan niệm rằng: khi vào trường học nhiệm vụ nhà trường là phải đầu

tư vào việc dạy và học để HS có thể có đủ kến thức vượt qua các kỳ thi tốt nghiệp, đỗ đại học-cao đẳng, còn việc GD phần lớn do gia đình đảm trách và tự HS phải biết rèn luyện, đây cũng là một vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ.

* Câu hỏi 11: “Nhận thức của cha mẹ học sinh về định hướng của gia đình cho con đi học”

Kết quả khảo sát nhận thức của 150 CMHS về định hướng của gia đình việc cho con đi học, kết quả khảo sát (bảng 13 phần phụ lục):

Qua kết quả khảo sát và trao đổi thực tế, cho thấy định hướng của CMHS về việc cho con em đi học.

Một bộ phận CMHS có suy nghĩ cho con học chỉ để nên người, để giúp ích cho bản thân và gia đình, chứ chưa nghĩ rằng học để sau này con em mình còn để giúp ích cho xã hội và phục vụ đất nước sau này.

Một số CMHS cho rằng cho con em đi học chỉ cốt để cho con biết cái chữ, có một ít kiến thức sau này ra đời mà sử dụng. Họ quan niệm rằng tính tình, đạo đức con người do Trời sinh ra, quyết định sẵn, con người không thể can thiệp, từ đó họ không cần quan tâm đến việc GD con em mình. Những điều này đã ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức và nhận thức còn non trẻ của các em bởi tính ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích quyền lợi cá nhân của bản thân và gia đình mà không nghĩ đến lợi ích cho người khác và xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 50)