Nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 44)

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của HS về GDĐĐ trong nhà trường, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu. Đối tượng điều tra gồm 250 HS ở 3 trường THPT và Trung tâm GDTX ở huyện Nhơn Trạch. Kết quả điều tra được tổng hợp, xử lý và phân tích, ta có kết quả cụ thể như sau:

*Câu hỏi 1: “Theo em, sự cần thiết của GDĐĐ cho HS trong nhà trường hiện nay như thế nào?”

Qua kết quả khảo sát (bảng 3 phụ lục 1), chúng ta nhận thấy phần lớn HS nhận thức được rằng việc chú trọng nâng cao GDĐĐ cho HS là rất chần thiết. Khi các em được đi học trong nhà trường mong muốn HS không chỉ phải biết cái chữ, phải có kiến thức để sau này có thể đổ tốt nghiệp, Đại học-Cao đẳng. Mà HS cũng rất mong muốn nhà trường thông qua giờ học, sinh hoạt tập thể, rèn luyện kỹ năng sống để GDĐĐ cho HS, giúp các em sau này trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội.

*Câu hỏi 2:“Theo em, giữa tài năng và đạo đức yếu tố nào quan trọng hơn”

Qua khảo sát (bảng 3 phụ lục 1), chúng ta thấy phần lớn các HS có ý kiến là tầm quan trọng của đạo đức và tài năng ngang nhau. Theo chúng tôi đây là một nhận thức đúng đắn, vì mục đích đào tạo con người của nước ta là giáo dục HS một cách toàn diện, “vừa hồng, vừa chuyên”. Điều này giúp cho các nhà GD, nhất là HT các trường THPT thấy được trách nhiệm của mình là phải có những giải pháp như thế nào để vừa nâng cao chất lượng dạy học, vừa nâng cao GDĐĐ cho HS.

* Câu hỏi 3: “Theo em, mức độ chấp hành nội qui của HS trong nhà trường như thế nào?”

Về mức độ chấp hành nội quy của các em, ý kiến các em đồng ý (bảng 5 phụ lục 1).

Qua khảo sát, chúng ta thấy rằng về mức độ chấp hành nội quy của nhà trường, các em chưa thật sự tự giác, nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trường mà chỉ mang tính đối phó, khi có kiểm tra của Ban thi đua, ĐTN hoặc của Lãnh đạo trường thì các em mới chấp hành. Đây là vấn đề để Lãnh đạo các trường nhất là HT cần có giải pháp tích cực để GDĐĐ cho HS.

* Câu hỏi 4: “Theo em, những ảnh hưởng nào tác động đến việc rèn luyện đạo đức cho HS”

Nhận thức về những ảnh hưởng tác động đến việc rèn luyện đạo đức của HS thì tỷ lệ HS đồng ý do các vấn đề thể hiện ở bảng 6 phụ lục 1.

Qua kết quả khảo sát và thăm dò thực tế, cho thấy:

Đa số HS nhận thức chưa đầy đủ về những ảnh hưởng tác động đến việc hình thành đạo đức của HS, các em cho rằng ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành đạo đức là do sự giáo dục của nhà trường, sự giáo dục của gia đình và ảnh hưởng của bạn bè, chứ chưa hiểu đúng đắn ngoài những ảnh hưởng này còn do sự tác động của xã hội và hơn nữa còn do sự rèn luyện tích cực, tự giác của chính bản thân HS. Điều thực tế này lý giải tại sao trong thời gian gần đây hiện tượng bạo lực trong nhà trường và sự vô cảm trước nổi đau của con người và sự cổ vũ cho sự sai trái đang gia tăng trong HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 44)