Công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm trađánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 60)

8 Kiểm tra, đánh giá nề nếp, kỷ luật 5,15 45,34 49,51 9Thông qua hội đồng kỷ luật của nhà

2.3.1Công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm trađánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường

của các lực lượng trong nhà trường

* Câu hỏi 20: “Hãy nêu tình hình lập kế hoạch của các bộ phận trong nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS”

Để nhận định tình hình này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 253 người gồm CB- GV-NV, thu được kết quả tỷ lệ như sau:

Bảng 22 Tình hình lập kế hoạch của các lực lượng trong nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS.

TT Đối tượng lập kế hoạch

TL lập kế hoạch (%) Kế hoạch năm Kế hoạch tháng Kế hoạch tuần 1 Hiệu trưởng 100 100 95,35

2 Giáo viên chủ nhiệm 95,12 76,54 35,12

3 Giáo viên bộ môn 10,25 6,18 3,25

4 Đoàn TNCS 84,85 57,33 22,26

Với kết quả khảo sát cho thấy: HT và GVCN lập kế hoạch hoạt động đều, trong đó có nội dung GDĐĐ cho HS, còn các lực lượng khác như GVBM, Đoàn TN chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch GDĐĐ cho HS nhất là kế hoạch tuần. Qua xem xét thực tế, một số trường học nội dung kế hoạch giáo dục còn mang tính chất chung chung, chưa có nội dung cụ thể cần đạt những yêu cầu gì, biện pháp và hình thức thực hiện chưa rõ ràng, thiếu tính phối hợp.

- Mức độ lập kế hoạch của HT:

* Câu hỏi 21: “Nêu mức độ lập kế hoạch của HT trong công tác GDĐĐ cho HS”

Bảng 23 Mức độ lập kế hoạch của HT. TT Kế hoạch GDĐĐ cho HS TL mức độ thực hiện (%) Có thường xuyên Không thường xuyên Không có 1 Kế hoạch năm 100 2 Kế hoạch theo từng học kỳ 65,12 31,34 3,54 3 Kế hoạch tháng 40,54 45,23 14,23 4 Kế hoạch tuần 8,56 64,36 27,08

Qua kết quả trên cho ta thấy việc lập kế hoạch của HT trong công tác GDĐĐ chỉ có thường xuyên ở cả năm học và từng học kỳ, còn kế hoạch hàng tháng và hàng tuần thì chưa thực sự thường xuyên. Thực trạng ở một số trường phổ thông HT còn chú trọng “dạy chữ” hơn “dạy người”, chính đều này làm cho hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS ở những nơi đó còn thấp.

Sau khi khảo sát việc thực hiện công tác GDĐĐ cho HS của các HT trường THPT trên địa bàn huyện, kết quả của việc tổ chức thực hiện như sau:

- Tổ chức thực hiện:

+ Triển khai kế hoạch :

Đầy đủ, kịp thời : 57, 35% ; Chưa đầy đủ, chưa kịp thời: 42,65% + Việc bố trí, sắp xếp các bộ phận, cá nhân:

Đủ số lượng: 54,62% ; Chưa đủ số lượng: 45,38%

Phù hợp với năng lực: 67,52% ; Chưa phù hợp với năng lực: 31,48% + Xây dựng quy chế phối hợp:

Xây dựng quy chế đồng bộ: 30,25%; Xây dựng quy chế chưa đồng bộ: 55,46%; Chưa xây dựng quy chế: 14,29%

+ Vấn đề bố trí cơ sở vật chất, kinh phí :

Đầy đủ: 6,45%; Chưa đầy đủ: 89,85%; Không bố trí: 3,7% Qua kết quả khảo sát cho thấy:

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch có đầy đủ, kịp thời nhưng tỷ lệ chưa cao. Việc bố trí, sắp xếp các bộ phận, các cá nhân tham gia GDĐĐ cho HS cơ bản đủ số lượng nhưng một số trường học việc bố trí cũng chưa phù hợp với năng lực của GV do việc cân đối số tiết giữa dạy học và số tiết làm công tác chủ nhiệm. Việc xây dựng quy chế phối hợp chưa đồng bộ tỷ lệ còn cao, thậm chí có trường hợp không xây dựng qui chế. Việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDĐĐ cho HS còn thiếu thốn, chưa đáp ứng theo yêu cầu của nhiệm vụ.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

+ Chỉ huy, điều hành việc thực hiện kế hoạch:

Chặt chẽ: 51,46%; Chưa chặt chẽ: 43,85%; Buông lỏng: 4,69% + Mức độ theo dõi, giám sát của hiệu trưởng :

Thường xuyên:29,6%; Không thường xuyên: 58,8%; Buông lỏng:11,6% + Động viên, khen thưởng của hiệu trưởng:

Thường xuyên:10,5%; Không thường xuyên:72,3%; Buông lỏng:17,2% + Về việc điểu chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp :

Thường xuyên:8,4%; Không thường xuyên:69,5%; không bổ sung: 22,1% Với kết quả khảo sát cho thấy, HT có chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch, có theo dõi, giám sát các bộ phận, động viên-khích lệ, điều chỉnh-bổ sung thực hiện kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS ở trường. Tuy nhiên, việc điều hành thực hiện còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên, trong từng thời điểm có lúc buông lỏng thiếu kiểm tra và đôn đốc- nhắc nhở kịp thời. Đây là vấn đề các nhà quản lý giáo dục cần có biện pháp khắc phục để làm tốt công tác GDĐĐ cho HS trong tình hình hiện nay.

* Câu hỏi 22: “Nêu mức độ về việc kiểm tra-đánh giá của HT trong công tác GDĐĐ cho HS” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nhận định tình hình này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 253 người gồm CB- GV-NV, thu được kết quả tỷ lệ như sau:

Bảng 24 Mức độ kiểm tra- đánh giá của HT.

TT Đối tượng kiểm tra

TL mức độ được kiểm tra (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không có 1 Kiểm tra công tác GDĐĐ của GVCN 22,34 73,51 4,15 2 Kiểm tra công tác GDĐĐ của GVBM 6,15 30,42 63,43

3 Kiểm tra công tác GDĐĐ của Đoàn TN 22,76 70,32 5,92 4 Kiểm tra hoạt động tự rèn luyện của HS 2,15 70,34 27,51 5 Kiểm tra hoạt động bộ phận quản sinh 58,82 37,64 3,54 6 Kiểm tra các tiết HĐNGLL 3,36 20,52 76,12

Với kết quả khảo sát như bảng trên cho thấy, việc kiểm tra-đánh giá của HT về công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường chưa được thường xuyên và chưa có kế hoạch cụ thể theo từng thời điểm như kiểm tra GDĐĐ cho HS của GVCN, tổ chức Đoàn TN. Thường chỉ là kiểm tra của Ban kiểm tra đạo đức về nội qui, đồng phục, vệ sinh trường lớp,…. Lãnh đạo trường có theo dõi kiểm tra các buổi HĐNGLL, tuy nhiên cũng không được thường xuyên và đôi khi còn buông lỏng không quan tâm, đặc biệt đối với hoạt động giảng dạy của GVBM và hoạt động tự quản của HS.

* Câu hỏi 23: “Nêu mức độ về việc đánh giá, khen thưởng của hiệu trưởng trong công tác GDĐĐ cho HS”

Để nhận định tình hình này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 253 người gồm CB- GV-NV, thu được kết quả tỷ lệ thể hiện ở bảng 25 phần phụ lục.

Qua kết quả của bảng khảo sát trên ta thấy công tác sơ kết-đánh giá tuy có thực hiện hàng tuần, hàng tháng nhưng công tác khen thưởng rất ít được quan tâm để khuyến khích động viên những học sinh có cố gắng trong việc rèn luyện

hạnh kiểm. Chỉ sơ kết- đánh giá-khen thưởng vào cuối học kỳ và tổng kết-đánh giá-khen thưởng vào cuối năm học, chưa có hình thức khen thưởng nào riêng biệt đối với HS có thành tích về việc rèn luyện đạo đức của HS và công tác GDĐĐ cho HS của GV. Điều này chưa thực sự tạo được khuyến khích thỏa đáng đối với công tác GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 60)