Phương pháp GDĐĐ trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người GD và người được GD, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất theo mục tiêu GD.
Phương pháp GDĐĐ là một thành tố quan trọng và tác động trực tiếp đến kết quả của quá trình GDĐĐ cho HS. Có các nhóm phương pháp cơ bản sau đây:
* Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức cá nhân cho HS, nhằm cung cấp cho HS những tri thức về đạo đức. Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ hành vi đối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng- cái sai; cái tốt-cái xấu trong cuộc sống. Nhóm phương pháp này gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài nào đó thuộc lĩnh vực đạo đức nhằm GDĐĐ cho HS. Phương pháp này nhằm lôi cuốn HS vào việc phân tích, đánh giá sự kiện, hành vi, các hiện tượng trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, HS ý thức một cách sâu sắc thái độ đúng đắn của mình với hiện thực xung quanh và trách nhiệm về các hành vi, thói quen, lối sống của chính bản thân HS.
- Phương pháp nêu gương: là nêu gương cụ thể những điển hình mẫu mực về người tốt việc tốt, những lý tưởng sống đẹp. Đây là phương pháp quan trọng GDĐĐ cho HS có hiệu quả nhất.
- Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: Tham gia các buổi lao động công ích, tham gia thể dục thể thao chung cho toàn trường hoặc ở địa phương, tham gia giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia thăm hỏi Bà mẹ Việt Nam anh hùng,…Qua đó, hình thành và phát triển những hành vi, thói quen, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
* Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử. Nhóm này gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu ở trường THPT, là phương pháp kích thích HS thi đua để tự khẳng định mình. Trong thi đua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tích cao nhất.
- Phương pháp khen thưởng- phê bình- động viên: Khen thưởng cá nhân và tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những hành động và việc làm tốt. Qua đây có tác dụng kích thích, tác động quá trình tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân. Còn phê bình và động viên, vừa biểu hiện sự nghiêm khắc, vừa uốn nắn điều chỉnh những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của HS [7] [26].