Phương pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)

Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Do đó, trong công tác quản lý GDĐĐ người ta thường sử dụng những phương pháp sau đây:

* Phương pháp tâm lý-xã hội: là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động về mặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viên HS tính chủ động, tích cực, tự giác của mọi người đảm bảo mối quan hệ thân ái hợp tác cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tạo ra sự thỏa mãn tinh thần trong từng người và trong từng tập thể sư phạm. Muốn như vậy, HT phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý- nhân cách của GV và HS, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau,…để có những biện pháp tác động thích hợp đối với GV. HT cần chú ý các mối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.

* Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp

của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý. Phương pháp này, là phương pháp tối cần thiết trong công tác quản lý, nó được xem như những giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc CB-GV-NV và HS làm tốt nhiệm vụ của mình đưa phong trào nhà trường đi lên.

* Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để đối tượng quản lý điều chỉnh hành động và tích cực tham gia hoạt động một cách có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần chú ý:

- Việc thiết lập các chế độ, chính sách khuyến khích, khích thích vật chất cần kết hợp với phương pháp hành chánh tổ chức trong việc xác định các định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu.

- Việc vận dụng phương pháp kinh tế cần thận trọng, một mặt để khuyến khích lao động của GV, mặt khác cũng phải đảm bảo uy tín sư phạm của GV và nhà trường.

Trong các phương pháp trên, không có phương pháp nào có tính vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Cho nên, HT không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lý cần tùy theo tình huống cụ thể cần nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt nhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w