Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 47)

sinh.

* Câu hỏi 5: “Những nguyên nhân nào làm cho đạo đức HS sa sút trong thời gian gần đây”

Khi khảo sát ý kiến của 225 CB-GV-NV và CMHS, tỷ lệ ý kiến đồng ý về nguyên nhân làm cho đạo đức HS đang sa sút. Kết quả như sau:

Bảng 7 Những nguyên nhân làm đạo đức HS đang sa sút

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỷ lệ ( % )

1 Do quản lý nhà trường chưa tốt 94 41,77

2 Do GV chưa gương mẫu 45 20,0

3 Do CMHS chưa gương mẫu 125 55,55

4 Do tác động tiêu cực của xã hội 198 88,00

5 Do HS học yếu kém 137 60,88

6 Do chương trình SGK còn nặng về lý thuyết, chưa thiết thực.

116 51,55

Qua khảo sát cho ta thấy:

Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến đạo đức học sinh THPT ở huyện Nhơn Trạch bị sa sút do sự tác động nhiều mặt ngoài xã hội như: Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy, công ty được hình thành kéo theo nhiều người dân ở tỉnh ngoài đến sinh sống và làm việc. Nhiều nhà trọ mọc lên nên một số tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn huyện, một số dịch vụ văn hóa thiếu lành mạnh (những tụ điểm cà phê không lành mạnh, phim ảnh, dịch vụ Internet, bi da, quán nhậu…), đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng HS trốn học, bỏ tiết, gây gỗ đánh nhau, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, do HS mất kiến thức căn bản nên vào lớp thường không chú ý nghe giảng, tâm lý chán học, nên nói chuyện riêng không chép bài, không chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

Một số số GV chưa gương mẫu trong sinh hoạt, xem đồng tiền là quan trọng mà đánh mất đi tâm nghề nghiệp như: việc dạy thêm và học thêm không đúng quy định, vẫn còn hiện tượng trù dập HS khi không học thêm, hiện tượng cho điểm thiếu công bằng giữa HS học thêm và không học thêm vẫn còn tồn tại.

Một số CMHS thật sự chưa gương mẫu cho con em, một số CMHS do suốt ngày vất vả làm ăn, gia đình không hòa thuận, ly dị, không quan tâm con cái chính những điều này đã góp phần vào sự sa sút đạo đức của các em trong những hoàn cảnh như thế.

Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng sự quá tải của chương trình học, sự nặng nề về lý thuyết đã làm cho nhà trường, GV và HS quá mệt mỏi. Thời gian sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, những tiết học về rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng còn quá ít, những yếu tố này cũng phần nào hạn chế hiệu quả của công tác GDĐĐ cho HS hiện nay.

* Câu hỏi 6: “Nêu mức độ về sự quan tâm của cha mẹ trong việc GDĐĐ cho con em trong gia đình”

Kết quả khảo sát 150 CMHS, tỷ lệ ý kiến tự nhận xét của CMHS về mức độ GDĐĐ cho con em của họ trong gia đình thể hiện ở bảng 8 phụ lục 1.

Qua kết quả trên ta thấy: Một bộ phận CMHS chưa quan tâm thường xuyên đến việc GDĐĐ của các em, do cha mẹ mãi mê kiếm sống nên đã lơi lỏng trách nhiệm trong việc GD con em, thường là đôi khi nhắc nhở hoặc là nghỉ không cần phải nhắc nhở khi các em đã lớn. Một số CMHS thiếu gương mẫu trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử với những người xung quanh.Quan hệ gia đình thiếu tôn ti trật tự không kính trên, nhường dưới, gia đình bất hòa hay ly dị.Tất cả đã tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách làm cho HS có những hành vi lệch chuẩn, dẫn đến sai phạm đáng tiếc.

Câu hỏi 7: “Mức độ hình thức kỷ luật nào để xử lý học sinh vi phạm đạo đức trong trường phổ thông”

Qua việc khảo sát số liệu của các trường THPT trên địa bàn huyện, chúng tôi có kết quả và nhận xét qua bảng 9 phụ lục 1.

Với việc xử lý HS vi phạm trên, hình thức kỷ luật phê bình trước lớp-dưới cờ, khiển trách trước toàn trường là hình thức thường xuyên phổ biến nhất, còn các hình thức khác như cảnh cáo trước toàn trường thì không thường xuyên, đuổi học một tuần và đuổi học một năm thì xử lý rất ít hoặc là không có. Qua đây, cho thấy ở một góc độ nào đó việc xử lý kỷ luật HS chưa đủ mạnh để răn đe giáo dục một bộ phận HS chưa ngoan, mặc dù có nhiều HS vi phạm có tính

hệ thống như vô lễ với GV-NV, trốn tiết, đánh nhau, trộm cắp, thường xuyên không chấp hành nội qui nhà trường. Nguyên nhân là do qui định của Ngành giáo dục về việc xữ lý HS phải theo các bước nhất định, tuyệt đối không được sử dụng những hình thức kỷ luật không phù hợp với môi trường sư phạm. Công tác quản lý và việc thực hiện nội quy nhà trường của HS chưa được chặt chẽ và nghiêm minh đã tạo cho HS thói quen xấu là thiếu tôn trọng, coi thường kỷ luật nhà trường và dần biến thành thói quen.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 47)