Thực trạng về nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 52)

tác GDĐĐ cho học sinh THPT.

* Câu hỏi 12: “Những nội dung cần thiết để GDĐĐ cho HS trong trường phổ thông”

Khi thăm dò, khảo sát ý kiến của 345 CB-GV-HS về caâu hỏi trên, thu được kết quả như sau:

Qua các kết quả khảo sát và thăm dò thực tế, cho thấy:

Công tác GDĐĐ cho HS, nội dung GD chưa phong phú, chưa phù hợp, chưa mang tính toàn diện, chưa GD được về truyền thống yêu nước, lòng yêu thương con người, ý thức lao động- học tập, ý thức trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, các đức tính về cá nhân,…

Trong trường chỉ tập trung GD HS lòng hiếu thảo với người lớn tuổi, ý thức xây dựng trường lớp, ý thức chấp hành nội quy nhà trường.

* Câu hỏi 13: “Muốn GDĐĐ cho HS trong nhà trường cần thông qua những hình thức GD nào?”

Kết quả khảo sát đội ngũ CBQL-GV-CMHS (225 CB-GV và 150 CMHS) về các hình thức GDĐĐ cho HS, kết quả tỷ lệ ý kiến cho rằng HT cần chú trọng những hình thức sau:

Bảng 15 Những hình thức để GDĐĐ cho HS trong nhà trường

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỷ lệ ( % )

1 GDĐĐ thông qua các cuộc vận động và phong trào trong trường.

138 36,8

2 GDĐĐ thông qua hoạt động đánh giá việc thực hiện nề nếp, kỷ cương.

75 20,0

3 GDĐĐ thông qua công tác chủ nhiệm. 354 94,4 4 GDĐĐ thông qua sinh hoạt tập thể. 196 52,26 5 GDĐĐ thông qua phổ biến giáo dục pháp

luật

112 29,86

7 GDĐĐ thông qua sinh hoạt truyền thống 62 16,53 8 GDĐĐ bằng nêu gương người tốt, việc tốt 53 14,13 9 GDĐĐ thông qua rèn luyện kỹ năng sống 48 12,8

Qua các kết quả khảo sát và thăm dò thực tế, cho thấy:

Hình thức GD của nhà trường chưa phong phú, thiếu sinh động và hấp dẫn, chủ yếu GDĐĐ thông qua giảng dạy môn học nhất là môn GDCD, qua tiết sinh hoạt GVCN, thông qua các hình thức phổ biến GD pháp luật, các hình thức sinh hoạt tập thể. Còn các hình thức khác như thông qua sinh hoạt truyền thống nhân các lễ lớn trong năm, thông qua gương người tốt việc tốt, thông qua hoạt động đánh giá việc thực hiện nề nếp, kỷ cương chỉ một ít đơn vị thực hiện hoặc thực hiện chưa đều trong từng thời điểm của quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, việc GDĐĐ cho HS thông qua học tập về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là hình thức mà hiện nay Nhà nước và Ngành GD đang phát động thực hiện nhưng cũng không được nhiều trường quan tâm, chú trọng. Việc GDĐĐ cho HS thông qua rèn luyện kỹ năng sống cho HS cũng ít được các nhà trường chú trọng.

* Câu hỏi 14: “Muốn GDĐĐ cho HS trong gia đình cần thông qua những hình thức GD nào?”

Sau khi lấy ý kiến của 150 CMHS kết quả thể hiện ở bảng 16 phụ lục. Qua các kết quả khảo sát và thăm dò thực tế, cho thấy:

Đối với gia đình, thực tế một số gia đình chưa nhận thức đúng vai trò và chức năng GDĐĐ của gia đình. Một bộ phận CMHS khi GDĐĐ cho con có sử dụng phương pháp nói chuyện tâm lý với con, tuy nhiên cũng có một bộ phận CMHS đã tạo cho các em những ấn tượng không hay trong quá trình GD các em bằng việc đánh đập, la rầy thiếu tế nhị, có hình thức xử phạt nặng hoặc rất ít quan tâm GD chỉ để cho các em tự giác sửa đổi mà không có sự giám sát của người lớn. Một số CMHS còn thiếu quan tâm, chăm sóc, động viên, thậm chí có CMHS còn “khoán trắng” việc GD con em cho nhà trường và xã hội.

* Câu hỏi 15: “Hãy nêu mức độ thực hiện những biện pháp GDĐĐ cho HS mà nhà trường đã thực hiện”

Sau khi lấy ý kiến của 253 CB-GV về mức độ thực hiện những biện pháp GDĐĐ cho HS mà nhà trường thực hiện, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 17 Mức độ thực hiện các biện pháp để GDĐĐ cho HS T T Biện pháp Tỷ lệ ý kiến (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 52)