Thực trạng về mức độ phối hợp công tác GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53 - 55)

8 Kiểm tra, đánh giá nề nếp, kỷ luật 5,15 45,34 49,51 9Thông qua hội đồng kỷ luật của nhà

2.2.3Thực trạng về mức độ phối hợp công tác GDĐĐ cho HS.

* Câu hỏi 16: “Hãy nêu mức độ quan tâm của các lực lượng trong nhà trường trong việc phối hợp GDĐĐ cho HS trường THPT”

Khi khảo sát ý kiến của 253 CB-GV về mức độ quan tâm của các lực lượng trong nhà trường về việc tham gia GDĐĐ cho HS, kết quả ở bảng 18 phần phụ lục:

Qua kết quả khảo sát và thăm dò thực tế, cho thấy:

Lực lượng tham gia thường xuyên nhất để GDĐĐ cho HS chủ yếu là Lãnh đạo nhà trường, lực lượng GVCN, bộ phận quản sinh còn các lực lượng khác có tham gia công tác GDĐĐ cho HS nhưng không thường xuyên như là GVBM, Đoàn TN và hầu như không quan tâm là nhân viên trong nhà trường.

Qua trao đổi với GVBM, thì họ cho rằng nhiệm vụ công tác GDĐĐ là nhiệm vụ chính của GVCN, họ chỉ đến lớp truyền thụ kiến thức cho các em. Trường hợp có HS vi phạm nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì giao lại cho GVCN vì không có thời gian để GDĐĐ cho HS. Trong khi đó, họ quên đi nhiệm vụ giảng dạy của GV ngoài việc đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cho HS nhưng cũng phải đảm tính GD trong tiết dạy đó. Chính bản thân lực lượng này cũng là lực lượng cần thiết để GDĐĐ cho HS, cần phải có sự tu dưỡng để rèn luyện đạo đức và là tấm gương sáng cho HS noi theo. Một số cán bộ Đoàn TN cho rằng công việc chính của mình là tổ chức các phong trào thi đua và tổ chức sân chơi cho nhà trường, còn việc GDĐĐ cho HS phải là nhiệm vụ của HT và GV.

* Câu hỏi 17: “Hãy nêu mức độ phối hợp của các lực lượng trong nhà trường trong việc phối hợp GDĐĐ cho HS trường THPT”

Khi khảo sát ý kiến của 253 CB-GV về mức độ phối hợp của các lực lượng trong nhà trường về việc tham gia GDĐĐ cho HS, kết quả như sau:

Bảng 19 Mức độ phối hợp của các lực lượng trong nhà trường để GDĐĐ cho HS.

T

T Sự phối hợp giữa các lực lượng

TL mức độ phối hợp (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không phối hợp

1 Lãnh đạo trường với GVCN 35,45 64,55

2 Lãnh đạo trường với GVBM 5,56 68,58 25,86

3 Lãnh đạo trường với Đoàn TN 28,85 62,32 8,83

4 Lãnh đạo trường với CMHS 2,76 28,15 69,09

5 GVCN với GVBM 8,52 78,64 12,84

6 GVCN với Đoàn TN 5,32 64,54 30,14

* Câu hỏi 18: “Hãy nêu mức độ phối hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc phối hợp GDĐĐ cho HS”

Khi lấy ý kiến của 253 CB-GV về mức độ phối hợp của nhà trường với lực lượng ngoài nhà trường về việc tham gia GDĐĐ cho HS, kết quả thể hiện ở bảng 20 phần phụ lục.

Qua bảng kết quả trên cho ta thấy việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường hầu hết là chưa tốt, chưa thường xuyên, chỉ phối hợp khi có sự chủ động từ phía nhà trường đề nghị về một vấn đề nào đó cấp thiết chứ chưa mang tính kế hoạch thực hiện cụ thể hàng tuần, tháng, năm. Chúng ta biết rằng việc GDĐĐ cho HS là một viêc làm lâu dài, khó khăn và cần sự phối hợp tốt giữa nhà trường-gia đình-xã hội và có sự chung sức của cả hệ thống chính trị xã hội. Kết quả trên cho thấy nếu không cải thiện được sự phối hợp này thì kết quả của công tác GDĐĐ cho HS trên địa bàn huyện khó khả quan được.

* Câu hỏi 19: “Hãy nêu mức độ phối hợp của CMHS với các lực lượng trong nhà trường trong việc phối hợp GDĐĐ cho HS”

Sau khi lấy ý kiến của 150 CMHS về việc phối hợp với các lực lượng trong nhà trường trong tham gia GDĐĐ cho HS, kết quả ý kiến ở bảng 21 phần phụ lục.

Qua bảng khảo sát kết quả, ta thấy việc phối hợp giữa CMHS với các lực lượng trong nhà trường là không thường xuyên và thậm chí là không phối hợp. Điều này cho thấy, một bộ phận CMHS còn khoán trắng việc GD HS cho nhà trường, không quản lý chặt chẽ về thời gian học tập, thời gian sinh hoạt, việc tiêu xài tiền bạc của các em cũng như mối quan hệ bạn bè của con. Mặc dù trong lòng họ rất muốn con mình ngoan hiền, chăm chỉ học hành, kết quả học tập tốt nhưng bản thân họ chưa hiểu được để GD con em mình tốt hơn thì phải có sự phối hợp tốt giữa gia đình và các bộ phận trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53 - 55)