Đặc điểm GD của huyện Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 41)

Trong những năm qua, tình hình GD có nhiều chuyển biến tốt, mạng lưới trường lớp thuận lợi và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tính đến năm học: 2010-2011, toàn huyện có: 14 trường Mẫu giáo công lập với 6.369 cháu. 01 trường Mầm non tư thục và hơn 10 cơ sở GD trên 500 cháu; 14 trường Tiểu học với 11.873 HS. Trong đó, có 02 trường đạt chuẩn quốc gia; 10 trường THCS với 7.326 HS. Trong đó, có 1 trường đạt chuẩn quốc gia; 03 trường THPT với 3.330 HS, nhưng chưa có trường chuẩn quốc gia; 01 Trung tâm GDTX, 01 trường Trung cấp Nghề, 12 Trung tâm học tập cộng đồng.

Về cơ sở vật chất của các trường, từng bước được trang bị khá khang trang. Trường lớp được kiên cố hóa, thiết bị dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, xây dựng được 25 thư viện đạt chuẩn, các phòng Thí nghiệm-Thực hành, trang bị cho 12 trường có phòng máy vi tính, cung cấp nhiều thiết nghe- nhìn khác cho các trường và các Trung tâm học tập cộng đồng.

Về đội ngũ CB-GV-NV của ngành trong Huyện có 1456 người. Trong đó, số GV đạt chuẩn và trên chuẩn sư phạm: 1453, tỷ lệ: 99,65%; số GV chưa đạt chuẩn sư phạm: 03, tỷ lệ: 0,25%. Ngoài ra, nhiều GV còn đang theo học chương trình đào tạo đại học, sau đại học và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn. Đội ngũ CBQL đều đạt chuẩn, đa số đều qua lớp bồi dưỡng CBQL. Về công tác xây dựng Đảng, toàn huyện có 38 cơ sở chi bộ giáo dục có 414 đảng viên.

Vế công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giải quyết khiếu nại tố cáo cũng được Sở và Phòng GD-ĐT quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, điều này góp phần làm cho chất lượng GD-ĐT của huyện ngày càng được nâng lên.

Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được thực hiện khá tốt. Tại thời điểm tháng 6/2011 huyện Nhơn Trạch đã được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS, hiện nay đang được duy trì và đang triển khai công tác phổ cập GD bậc trung học.

Công tác XHHGD, xây dựng xã hội học tập, huy động mọi nguồn lực phát triển, đã giải quyết một phần kinh phí để hỗ trợ cho công tác xây dựng, hỗ trợ học bỗng cho HS nghèo, giúp phương tiện cho HS đến trường, và nhiều hiện vật khác với tổng kinh phí vận động được trung bình hàng năm trên 2,5 tỷ đồng.

Với những gì mà Ngành GD&ĐT huyện Nhơn Trạch đã đạt được là do sự nổ lực không ngừng của Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng với đội ngũ cán bộ quản lý GD và tập thể GV dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng Nai và UBND huyện Nhơn Trạch. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn và yếu kém cần phải khắc phục: chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ HS bỏ học ở một số trường trường còn cao, cơ sở vật chất và việc xây dựng các phòng học chức năng còn chậm, chưa trang bị đầy đủ cho các trường có phòng máy vi tính….Vì thế, so với yêu cầu hiện nay ngành GD huyện Nhơn Trạch cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa, mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao cho mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực cần thiết vì trong thời gian sắp đến huyện Nhơn Trạch được nâng lên là Thành phố Nhơn Trạch loại I, nên rất cần nhiều kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, công nhân có tay nghề cao phục vụ tại quê hương mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w