Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 89)

- Đối với chính quyền địa phương:

b) Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

* Mục tiêu của giải pháp:

Làm cho CB-GV-NV và HS nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa của các cuộc vận động, phong trào mà Nhà nước và Ngành đề ra. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong CB-GV-NV và HS về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, học tập những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, để mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương tốt cho HS noi theo, mỗi HS là một cá nhân tự giác, tích cực trong học tập cũng như trong rèn luyện.

*Nội dung thực hiện giải pháp :

a) Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Lồng ghép các nội dung học tập và làm theo gắn liền với những lời dạy, đức tính cao quý của Bác Hồ. Phát huy lòng yêu Tổ quốc, quý trọng truyền thống quý báu của dân tộc trong đoàn viên, thanh niên. GDĐĐ lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật cho đoàn viên, thanh niên. Xây dựng môi trường học tập văn minh, kỉ cương, rèn luyện tác phong học đường trong đoàn viên, thanh niên và hướng HS đến với các hoạt động tình nguyện.

b) Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học vàsáng tạo” sáng tạo”

CB-GV-NV trong nhà trường có nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. thực sự là tấm gương để HS học tập và noi theo.

- Về đạo đức nhà giáo:

Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo; không vi phạm chính sách, pháp luật, quy

định về đạo đức nhà giáo và quy chế hoạt động của cơ quan; có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và yên tâm công tác; đoàn kết, giúp đở đồng nghiệp; được CMHS và nhân dân tin tưởng, được HS thương yêu và tôn trọng.

- Về tự học của nhà giáo:

Tham gia các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị; tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ năng sư phạm; học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

- Về sự sáng tạo của nhà giáo:

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý, cải tiến lề lối làm việc, phát hiện được các tình huống sư phạm và đề xuất biện pháp giải quyết, có sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác. Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới phương pháp dạy học của đồng nghiệp; có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và rèn luyện của HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w