Giải pháp quản lý việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và các điều kiện khác cho cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 105 - 108)

- Kiểm tra việc thể hiện đổi mới phương pháp dạy học trên lớp

3.2.6.Giải pháp quản lý việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và các điều kiện khác cho cán bộ quản lý

chuyên môn, năng lực quản lý và các điều kiện khác cho cán bộ quản lý

3.2.6.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của giải pháp

Nhà quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trong đó không loại trừ các hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Có thể xem nhà quản lý là đầu tàu kéo theo sau cả một đoàn tàu. Đoàn tàu này có vận hành tốt, có đi đúng hướng và về đúng đích hay không phụ thuộc rất nhiều vào lực kéo của đầu tàu. Vậy nên để các đầu tàu này đủ lực, rất cần các giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và các điều kiện khác cho CBQL các đơn vị trường học.

3.2.6.2 Các nội dung cụ thể của giải pháp

- Nắm chắc tinh thần đổi mới :

Đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ sự đổi mới của chính người cán bộ quản lý. Hơn ai hết, người cán bộ quản lý cần nhận thức đúng tầm quan trọng, cấp thiết của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, có như vậy mới có thể truyền lửa nhiệt tình cho bạn đồng nghiệp.

Những vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH mà người cán bộ quản lý cần nhận thức rõ là :

+ Cơ sở dẫn đến yêu cầu đổi mới PPDH cả về lý luận và thực tiễn. + Mục đích của việc đổi mới PPDH nhằm đạt đến vấn đề gì? + Những định hướng chính trong đổi mới PPDH.

+ Đặc điểm của PPDH và những đặc trưng của PPDH phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học.

- Trang bị và tự trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan :

Theo “Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học” được ban hành kèm thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7 nêu rõ người hiệu trưởng phải có khả năng :

+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;

+ Hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học...

Để có thể đạt tiêu chuẩn này nhằm giữ vững vị trí cánh chim đầu đàn trong việc dẫn dắt đội ngũ thì trước hết người CBQL cần nắm vững về chuyên môn, hiểu biết và vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học; không ngừng nghiên cứu tìm hiểu và tổ chức vận dụng các PPDH mới. Nếu chưa có những kiến thức, kỹ năng này, phải bằng cách nào đó, tự trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức liên quan mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, nhiệm vụ tư vấn được.

- Thực hiện các bước của chức năng quản lý đối với công tác đổi mới PPDH:

+ Điều tra, phân tích thực trạng; xác định mục tiêu, giải pháp; lập kế hoạch và xem xét các yếu tố hỗ trợ:

Cũng như các quá trình quản lý khác, khi tổ chức cho đơn vị vận dụng đổi mới phương pháp vào dạy học cần có kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu chung, mục tiêu cần đạt trong từng giai đoạn với các giải pháp và yếu tố hỗ trợ tương ứng, kiên trì thực hiện và sơ kết, rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn.

Đổi mới PPDH là khâu trọng yếu của đổi mới toàn diện giáo dục vì vậy cần được đầu tư đúng mức, cần lập kế họach riêng không nên lồng ghép với kế hoạch chung của đơn vị, chỉ thể hiện sơ sài vài ba dòng là đủ. Trước khi lập kế hoạch cần có bước điều tra thực trạng của việc đổi mới PPDH tại đơn vị nhằm xác định được tiến độ thực hiện, ưu nhược điểm, năng lực thực hiện của giáo viên về vấn đề này và những nội dung cần bổ khuyết.

Vận dụng các phương pháp (ví dụ ma trận SWOT), phân tích những thông tin thu thập được, xác định đơn vị mình đang ở tiến hành đổi mới PPDH ở mức độ nào, nhiệm vụ của ngành giao cho thông qua các văn bản

hướng dẫn và mong muốn của tập thể về đổi mới PPDH phải đạt mức độ nào? Làm gì, làm cách nào để đạt được mong muốn đó, các giải pháp hỗ trợ là gì? Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và động viên giáo viên thực hiện tốt.

Lưu ý khi phân tích thực trạng cần chỉ ra được các chỉ ra nguyên nhân khiến việc đổi mới PPDH chưa đạt hiệu quả cao để từ đó đưa ra các giải pháp và xác định giải pháp ưu tiên thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá và đúc kết kinh nghiệm.

Kế hoạch quản lý đổi mới PPDH cần được tổ chức thực hiện nghiêm túc, mọi bộ phận và cá nhân trong nhà trường đều phải tham gia thực hiện dù là ở các góc độ khác nhau. CBQL cần thực hiện tốt các vai trò chỉ đạo, tư vấn và hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trong kiểm tra đánh giá chú trọng mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên liên quan đến đổi mới PPDH, khuyến khích sự nổ lực của họ.

Tóm lại : Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất nhằm nâng cao nhận thức

cho CBQL, GV về tính cấp thiết của đổi mới PPDH; cung cấp cách thức bồi dưỡng giáo viên những vấn đề lý luận về PPDH, kỹ thuật triển khai khai các PPDH trên lớp, cách thức tổ chức thực hành đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất một số biện pháp quản lý về hướng dẫn học sinh tự học; các giải pháp quản lý hỗ trợ, tạo động lực cho giáo viên.

Các giải pháp này nhằm đảm bảo thành công công cho việc đổi mới PPDH đồng thời nâng cao năng lực CBQL và thực hiện có hiệu quả các bước của chức năng quản lý về đổi mới PPDH theo định hướng mà ngành đã đề ra trong điều kiện thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 105 - 108)