20 10.36 Phát triển khả năng tự học của học sinh 26 13
3.2.2. Giải pháp quản lý việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ
tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học
3.2.2.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của giải pháp
Đôi khi nhận thức đúng vấn đề nhưng thiếu kỹ năng thực hành thì hiệu quả của việc đổi mới PPDH cũng sẽ không được như mong muốn. Hãy giúp giáo viên tìm hiểu thấu đáo và có thể vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, những hình thức tổ chức lớp học phát huy tính tích cực của học sinh.
3.2.2.1 Các nội dung cụ thể của giải pháp
- Hiện nay, tài liệu viết về vấn đề này rất nhiều, có thể kể đến sách do Dự án phát triển giáo viên Tiểu học ấn hành vào những năm 2005, 2006 hay gần đây nhất là những quyển sách viết về phương pháp dạy học tích cực và một số kỹ thuật triển khai các phương pháp đó của dự án Việt Bỉ…P.GD-ĐT và cán bộ quản lý các trường có thể dựa vào những tài liệu này tổ chức cho giáo viên tìm hiểu lại về hệ thống các phương pháp có thể vận dụng vào dạy học cấp tiểu học.
a. Xác định lại mục đích sử dụng, kỹ thuật triển khai PPDH
Các phương pháp (PP) dạy học truyền thống như giảng giải, vấn đáp, trực quan giáo viên (GV) vẫn vận dụng hằng ngày, hằng giờ trên lớp nhưng có lẽ đã đến lúc cần xác định lại mục đích sử dụng, kỹ thuật triển khai và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các PPDH này để có thể vận dụng theo hướng tích cực hóa. Đối với các PPDH mới mang tính tích cực, linh hoạt việc làm này lại càng cần thiết.
Ví dụ với phương pháp dạy học nhóm, mục đích của PP này là nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng phối hợp làm việc trong nhóm đồng thời phát huy khả năng độc lập, sáng tạo của cá nhân trong hoạt động cùng nhau. Về kỹ thuật triển khai, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo trong việc chia lớp thành số nhóm theo mục đích dạy học; chuẩn bị đồ dùng học tập; dự kiến không gian làm việc của các nhóm; giao nhiệm vụ và ấn định thời gian hoạt động rõ ràng; GV luôn giám sát và hỗ trợ các nhóm hoạt động; bảo đảm sao cho các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ phải thực hiện, việc điều hành và ghi chép thảo luận nhóm không chỉ là hình thức; phần trình bày của các nhóm không nên trùng nhau; việc nhận xét, tổng kết của giáo viên vừa mang tính xác định, vừa động viên và mở rộng vấn đề mà học sinh cần tìm hiểu. Khi vận dụng PP học nhóm hết sức tránh việc học nhóm một cách hình thức hoặc đưa ra thảo luận những vấn đề hết sức vụn vặt mà chỉ cần với một câu hỏi các em đã có thể trả lời ngay.
Dạy học theo nhóm không chỉ là tổ chức cho học sinh thảo luận trong nhóm mà giáo viên còn có thể vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực khi vận dụng PPDH này, ví dụ kỹ thuật khăn phủ bàn : GV chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy A0, phần giữa của giấy ghi những ý kiến chung của cả nhóm, phần còn lại xung quanh được chia ra nhiều phần tương ứng với số thành viên của nhóm. Các cá nhân sau khi làm việc và ghi ý kiến lên phần giấy dành riêng cho mình sẽ lựa chọn các ý kiến thống nhất ghi vào phần ý
kiến chung của nhóm hoặc ghi lên mảnh giấy nhỏ rồi đính vào phần chung. Kỹ thuật khăn phủ bàn khắc phục được nhược điểm có sự làm việc không đồng đều giữa các thành viên khi học nhóm, mỗi thành viên đều có ý kiến riêng của mình. Kỹ thuật này kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, tăng cường tính độc lập đồng thời có sự phối hợp làm việc tương tác trong nhóm.
Hay như PPDH nêu và giải quyết vấn đề, mục đích của PPDH này giúp học sinh phát triển phương pháp và năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, PPDH này được vận dụng rất nhiều trong dạy toán tiểu học. Tuy nhiên vấn đề mà các em cần giải quyết khá đơn giản và thường dựa trên cơ sở trực quan. Để vận dụng tốt PPDH này giáo viên cần phải chuẩn bị gợi mở các kiến thức liên quan gần gũi với vấn đề cần giải quyết, các kiến thức mà các em đã có, đã học; xây dựng các tình huống phù hợp với nhiều dạng đối tượng; chuẩn bị các phương tiện và đồ dùng dạy học. Trong tiết dạy, giáo viên dẫn dắt học sinh vào các tình huống có vấn đề, gợi mở một số điểm tựa để học sinh có thể căn cứ vào đó tìm ra cách giải quyết với nhiều hình thức học tập nhóm, cá nhân, cả tập thể lớp..; tổ chức cho học sinh thảo luận về các giải pháp được nêu ra và đúc kết thành tri thức cần ghi nhớ hay kỹ năng cần rèn luyện.
Khi sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề GV có thể vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép”. Kỹ thuật này gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, GV chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm hiểu và giải quyết chuyên sâu một vấn đề do giáo viên giao cho và được gọi là “nhóm chuyên sâu”. Sau khi đã nghiên cứu, thảo luận và nắm vững vấn đề, các em sẽ tách nhóm và hợp với các thành viên của nhóm khác tạo thành nhóm “mảnh ghép”. Các em trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày những hiểu biết của mình, như vậy nhóm có trách nhiệm tổng hợp thành một nội dung học tập mang tính tổng thể.
Giới thiệu với giáo viên một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian có thể vận dụng vào tiết dạy. Ví dụ : Trò chơi tìm các tiếng có âm đầu giống nhau hỗ trợ rất lớn cho việc tìm từ cùng chủ đề. (Tìm tên gọi các loại trái cây bắt đầu bằng "m": mít, me, mơ, mận…). Trò chơi ghép thẻ từ, chuyền khăn, đi xe lửa.. để tạo nhóm. Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam, du lịch trên sông để dạy Địa lý…Một số phương pháp vừa gợi nhớ, vừa thực hành lại vừa vui học như : Tóm tắt nội dung theo sơ đồ thẳng, sơ đồ hình tròn, vẽ lại hành trình trên bản đồ, sắm vai kể chuyện, tạo tình huống, rối tay…
Điều cần nói ở đây, việc tìm hiểu phải phát xuất từ nhu cầu cần thiết của giáo viên trong việc vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức lớp vào thực tế dạy học. Tránh các chuyên đề mang tính đại trà, bắt buộc hoặc tìm hiểu qua loa, đại khái tốn kinh phí, mất thời gian, lâu dần hình thành trong giáo viên tâm lý lơ là, tham dự kiểu “lấy có”. Là cán bộ quản lý, bạn có thể tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng về phương pháp dạy học mà giáo viên cần phải bổ khuyết, có thể cho giáo viên đăng ký nội dung cần tìm hiểu để có kế hoạch đáp ứng.
b. Hướng dẫn giáo viên chủ động trong dạy học và một số lưu ý khi lựa chọn phương pháp
Trong một thời gian quá dài, giáo viên lệ thuộc vào sách hướng dẫn giảng dạy, vào các “thiết kế” bán nhan nhãn trên thị trường và vận dụng các tài liệu đó hết sức máy móc. Người ta quên rằng phương pháp chỉ được lựa chọn sao cho đạt mục tiêu dạy học và nó phải phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện dạy học mà đối tượng và điều kiện dạy học thì không phải lúc nào cũng giống nhau. Hãy tổ chức cho giáo viên soạn giảng hướng vào mục tiêu, xem xét đến các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần đạt.
Trước đây mục tiêu của môn học, bài học bao giờ cũng được “đặt hàng” thông qua sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên. Học xong bài các em cần phải tiếp thu kiến thức, kỹ năng nào và hình thành những tình
cảm, thái độ gì đều thể hiện rất rõ.Ví dụ mục tiêu của môn tiếng Việt lớp 4 nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp; cung cấp cho các em các kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa, văn học Việt Nam; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi phân môn như tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu lại có mục đích, yêu cầu riêng. Mỗi bài học lại cũng có mục đích yêu cầu riêng của nó. Ví dụ mục đích yêu cầu của bài luyện từ và câu – mở rộng vốn từ : đồ chơi, trò chơi (lớp 4-tuần 15) nêu rõ : Học sinh biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
Sách giáo viên gần như mớm sẵn tất cả các thao tác mà thông thường người GV phải động não để thực hiện sao cho đạt mục tiêu trên. GV cần chuẩn bị gì, kiểm tra bài cũ hỏi học sinh điều gì, câu nói để giới thiệu bài học mới ra sao. Thậm chí rất chi tiết như để giải bài tập 1, sách nêu : GV cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, rồi dán tranh minh họa để học sinh nói đúng, nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong tranh. Vậy là giáo viên cứ răm rắp làm theo, không cần phải suy nghĩ và lựa chọn PPDH gì hết vì đã có người nghĩ thay. Trong khi đó, để giải quyết bài tập này, giáo viên có thể vận dụng PPDH trực quan kết hợp với vấn đáp hoặc nêu và giải quyết vấn đề một cách hết sức sinh động trên lớp. GV yêu cầu học sinh đem vào lớp những đồ chơi mà các em hay chơi ở nhà, đó có thể là con diều, búp bê, quả bóng…để giới thiệu với bạn và hướng dẫn cho bạn cách chơi. Trong khi học sinh hướng dẫn bạn và thực hiện trò chơi trên lớp, một số em sắm vai phóng viên, phỏng vấn bạn về cảm giác của bạn lúc chơi, thái dộ cần có khi chơi.. . Về phía GV, bằng cách gợi mở khéo léo, GV giúp học sinh xác định trò chơi nào nên chơi, trò chơi nào không nên chơi và chơi như thế nào là có lợi, chơi như thế nào là
có hại đồng thời mở rộng thêm về một số trò chơi hiện đại qua đó cung cấp thêm vốn từ cho các em. Như vậy, nếu giáo viên tự thiết kế bài dạy của mình, tự lựa chọn PPDH phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh dạy học, tiết dạy sẽ sinh động và hiệu quả hơn nhiều.
Để giáo viên quen dần với việc chủ động trong soạn giảng, ban giám hiệu các trường cần tham dự các buổi họp tổ chuyên môn, đề nghị giáo viên phối hợp giữa mục đích yêu cầu của bài học với chuẩn kiến thức kỹ năng, có lưu ý phần điều chỉnh nội dung dạy học, xác định lại mục tiêu bài dạy sau đó lựa chọn PPDH nhằm đạt mục tiêu đã xác định. Một số câu hỏi cần đặt ra là tại sao anh/ chị lại lựa chọn PPDH đó mà không là PPDH khác hoặc nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn PPDH nào để đạt mục tiêu trên. Với các tiết “khó” nên cho giáo viên thực hành dạy thử, giả định bạn đồng nghiệp là học sinh.
c. Hướng dẫn giáo viên cách thức tăng cường kỹ năng thực hành, dạy thông qua giao tiếp và lưu ý hoạt động tiếp nối
Giao tiếp là một trong các quan điểm, là định hướng biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới, nhất là sách giáo khoa tiếng Việt. Quan điểm giao tiếp thể hiện cả trên 2 phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn, sách giáo khoa tạo ra môi trường giao tiếp để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống giao tiếp tự nhiên. Do đó, giáo viên cần quan tâm đến PPDH thông qua giao tiếp. Với một chủ đề về học tập, giáo viên cung cấp một mẫu cho sẵn như nhà trường, bằng vốn sống của mình, các em tìm tiếp các từ cùng chủ đề như thầy giáo, bạn học, sách, bút, chăm chỉ, giỏi… các thành ngữ như “chăm học, chăm làm”, “Ăn vóc, học hay”…Những từ, cụm từ, câu mà các em cùng nhau tìm được thông qua giao tiếp cần phải được luyện tập, thực hành dưới nhiều hình thức và được đưa vào sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, trên lớp và cả trong thực tế.
Học tập chỉ thật sự trở thành nhu cầu khi việc học tập đó đem lại các kiến thức, hình thành các kỹ năng, các hành vi có thể vận dụng và ứng xử cuộc sống. Vì khi đó, học sinh mới cảm nhận được rằng việc học là cần thiết, nhờ vào học tập mà các em có thể xử lý các tình huống hằng ngày trong sống, mới có thể giao tiếp tốt, phát triển được; qua đó hứng thú trong học tập được hình thành. Nếu có kinh nghiệm dạy học thực tế, dễ thấy rằng một em học sinh lúng túng khi làm phép cộng, trừ nhưng nếu cho ví dụ bằng tiền hoặc bằng kẹo, các em sẽ làm rất nhanh. Hay cho dù thầy cô giáo có nói rất nhiều điều về công ơn của bà, của mẹ vẫn không bằng nhân một tiết dạy mỹ thuật, hướng dẫn các em làm thiệp tặng cho những người phụ nữ thân yêu trong gia đình.
Như vậy khi tổ chức cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức nào đó hoặc hình thành kỹ năng, thái độ…GV cần kết nối điều em vừa đạt được với thực tế cuộc sống. Dạy học sinh tính diện tích hình chữ nhật, sau khi biết công thức tính là lấy chiều dài nhân với chiều rộng, nên yêu cầu các em tính diện tích trang vở, mặt bàn học, rộng hơn nữa là cửa sổ, nền nhà rồi mới tính đến diện tích thửa ruộng, sân bóng…
Trước đây, bước cuối cùng trong 5 bước lên lớp là dặn dò, khi đó, GV có thể dặn học sinh về học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo thì nay bước cuối cùng này được xem là hoạt động tiếp nối và GV có thể thông qua hoạt động này tăng cường kỹ năng thực hành, liên kết việc học của học sinh với thực tiễn cuộc sống. Cuối giờ tin học, sẽ rất nặng nề nếu giáo viên yêu cầu về nhà làm bài tập nào đó nhưng sẽ nhẹ nhàng, hứng thú cho các em hơn rất nhiều nếu giáo viên yêu cầu làm card để giới thiệu quán ăn gia đình hoặc nghề nghiệp tương lai mà em thích.
CBQL cần hướng dẫn giáo viên các kỹ thuật dạy học nhằm gắn kết việc học trên lớp với thực tiễn cuộc sống, tạo cho học sinh hứng thú và hình thành ở các em nhu cầu, động cơ học tập.
d. Cách thức đổi mới PPDH trong điều kiện khó khăn của địa phương và vấn đề tự làm đồ dùng dạy học
Để hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều phương tiện dạy học mang tính kỹ thuật cao được các trường trang bị và vận dụng. Song không phải địa phương nào cũng có điều kiện như nhau. Mơ ước của một lớp học chuẩn là có không gian đủ rộng, lớp học không quá 35 em, bên cạnh bộ thiết bị dạy học theo mức tối thiểu được cấp từ nguồn ngân sách, lớp còn được trang bị các thiết bị hiện đại như tivi, đầu đĩa, máy quay phim, máy chiếu đa năng, bảng cảm ứng…đồng thời có nguồn kinh phí để tổ chức cho các em dã ngoại, học tập thực tế trên đồng ruộng, nhà máy…
Với nhiều trường tiểu học ở những địa phương khó khăn như quận 8, mơ ước đến nay vẫn chỉ là mơ ước. Trong khi trường lớp còn chưa xây dựng đủ, sĩ số học sinh một lớp quá cao, thậm chí một số trường học còn không có