Những tồn tại về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 72)

20 10.36 Phát triển khả năng tự học của học sinh 26 13

2.3.2.1. Những tồn tại về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên:

- Về mặt nhận thức

Theo số liệu điều tra như đã nêu ở trên, có đến 45.08% giáo viên quận 8 nhận định tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH chỉ ở mức độ cần thiết chứ không phải là rất cần thiết thì rõ ràng nhận định này chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến quyết tâm đổi mới PPDH của giáo viên.

Chính vì vậy khi tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cũng như tham dự các chuyên đề bồi dưỡng, trong khi đa phần giáo viên trong quận 8 đều rất ý thức cần phải tham gia các lớp học nâng chuẩn để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới nhưng bên cạnh đó, có một số giáo viên tham gia các lớp học do bị bắt buộc, chạy

theo trào lưu, vì vậy mà không chủ động trong học tập, việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng sư phạm còn nhiều hạn chế, thiếu am hiểu về mặt lý luận và do đó ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn và vận dụng các PPDH trên lớp dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong muốn. Ngay cả việc tham dự các chuyên đề bồi dưỡng, không phải 100% các thầy cô đều lắng nghe, tiếp thu và tích cực trong các hoạt động thực hành. Số lượng giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu thành tựu của các PPDH tiên tiến trên thế giới hầu như rất ít. Khi tham gia các hoạt động chuyên môn như hội giảng, hội thi…còn có tâm lý đùn đẩy, ngán ngại.

- Kỹ năng sử dụng PPDH và hình thức tổ chức lớp

Trong việc lựa chọn các PPDH trên lớp, các thầy cô giáo chưa thấy hết mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, vì vậy mà lựa chọn PPDH đôi khi chưa phù hợp với nội dung, đối tượng hoặc điều kiện dạy học; chưa nắm vững định hướng đổi mới PPDH một cách toàn diện.

Việc chuẩn bị cho các tiết dạy chưa thật chu đáo, đồ dùng dạy học chủ yếu là tự làm và tranh minh họa. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại còn rất hạn chế.

Khi vận dụng hệ thống các PP vào dạy học, một số thầy cô do chưa hiểu rõ về đặc trưng của PPDH nên vận dụng có phần máy móc, kỹ thuật triển khai chưa thật tốt và việc phối hợp các PPDH trong 1 tiết dạy chưa thật nhuần nhuyễn :

+ PPDH nhóm đôi khi bị lạm dụng, cứ có bạn dự giờ là tổ chức học nhóm, cho dù nội dung dạy học đơn giản, các em hoàn toàn có thể học cá nhân; tổ chức học nhóm một cách hình thức mang màu sắc “kịch”, điều này không giúp gì cho sự phát triển của học sinh, thậm chí còn để lại trong các em những ấn tượng không đẹp về thầy, cô giáo.

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, vận dụng trò chơi trong học tập hoặc dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường để mất thời gian, ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình học tập.

+ Việc vận dụng các PP linh hoạt vào dạy học chưa đều khắp. Các phương pháp dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng…với các kỹ thuật dạy học mới như “kỹ thuật khăn phủ bàn”, “sơ đồ tư duy”, “kỹ thuật mảnh ghép”, “kỹ thuật KWL” (know-want to now- learned)…còn ở mức độ thử nghiệm và thường chỉ được sử dụng trong các tiết thao giảng, hội giảng …

2.3.2.2. Những tồn tại về công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy

học

- Nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới PPDH

Cũng như đội ngũ giáo viên, còn 25% cán bộ quản lý giáo dục tiểu học tại quận 8 quan niệm rằng đổi mới PPDH ở mức độ cần thiết chứ không phải rất cần và ngay cả các định hướng của đổi mới PPDH cũng chưa được nhận thức đầy đủ. Thực tế cho thấy ở các đơn vị có cán bộ quản lý hạn chế về mặt nhận thức như vậy, hoạt động đổi mới PPDH chưa được đẩy mạnh.

- Công tác quản lý tổ chức thực hiện đổi mới PPDH còn nhiều bất cập Công tác lập và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH : một số đơn vị bắt đầu hoạt động này bằng việc lập kế hoạch mà chưa trải qua bước điều tra nghiên cứu tình hình thực tế việc vận dụng các PPDH của GV trên lớp và phân tích các dữ liệu điều tra được làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu của kế hoạch.

Kế hoạch về đổi mới PPDH được lồng ghép với kế hoạch chung, mục tiêu đề ra chưa rõ và các biện pháp thực hiện chưa đa dạng, phong phú.

Việc sơ, tổng kết đổi mới PPDH cũng lồng ghép trong các báo cáo kiểm tra nội bộ, báo cáo sơ kết cuối kỳ I và báo cáo tổng kết cuối năm học trong khi đây là hoạt động mang tính cấp thiết hướng đến đổi mới toàn diện giáo dục.

- Các điều kiện hỗ trợ và các yếu tố đảm bảo cho công tác quản lý đổi mới PPDH chưa được xem trọng. Bên cạnh việc tổ chức bồi dưỡng, dự giờ đánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên, cán bộ quản lý các trường thực hiện chưa đạt hiệu quả các giải pháp hỗ trợ như nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, huy động sự phối hợp của các bộ phận, đoàn thể…

- Biện pháp nhằm động viên giáo viên trong hoạt động đồi mới PPDH như viết và phổ biến SKKN, khen thưởng giáo viên… chưa được thực hiện đều khắp và giá trị khen thưởng nếu có cũng chưa xứng tầm với nổ lực của các thầy cô trong hoạt động này.

- Những hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý

Trong khi tích cực tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng thì bản thân người cán bộ quản lý có quá nhiều lớp học phải tham gia, quá nhiều công việc hành chính sự vụ phải thực hiện nên không thể dự xuyên suốt các lớp bồi dưỡng dẫn đến việc am hiểu các vấn đề chuyên môn có phần bị hạn chế. Khi dự giờ thăm lớp, đánh giá giáo viên còn có hiện tượng nhận xét vụn vặt hoặc nhận xét, đánh giá quá dễ dãi, vĩ hòa vi quý; hạn chế về năng lực không thể làm tốt chức năng tư vấn và phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 72)