Những ưu điểm trong đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62 - 65)

20 10.36 Phát triển khả năng tự học của học sinh 26 13

2.3.1.1 Những ưu điểm trong đổi mới phương pháp dạy học

Quận 8, một vùng đất còn nhiều khó khăn và ở đó cũng như bao người dân dù bị trói buộc bởi “cơm, áo, gạo, tiền”, người giáo viên ngoài thời gian đứng lớp giảng dạy phải bươn chải rất nhiều. Tuy nhiên, nhận thức rất rõ về mức độ cần thiết phải đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới PPDH, giáo viên các trường tiểu học tại quận 8 đã có nhiều nổ lực. Từ trình độ đào tạo ban đầu, họ đã tự nâng chuẩn bằng cách tham gia các lớp học nâng cao trình độ ở nhiều loại hình đào tạo. Cho đến nay, hầu như tất cả đều đạt trình độ từ cao đẳng trở lên, chỉ có một vài thầy cô do tuổi tác đã cao nên không thể tham gia học tập. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho giáo viên quận 8 tiếp nhận các tri thức, kỹ năng mới trong quá trình học tập. Các lớp bồi dưỡng về PPDH tích cực cũng thu hút nhiều giáo viên tham dự và qua đó, họ được tiếp cận một số PPDH linh hoạt cùng với kỹ thuật triển khai các phương pháp.

Vấn đề dạy học cá thể do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cũng được các nhà giáo hết sức quan tâm và nổ lực thực hiện

trong thực tế dạy học. Với một lớp học rất đông, bao gồm học sinh nhiều trình độ, giáo viên đã lập kế hoạch phối hợp dạy học theo nhiều nhóm trình độ trong cùng một tiết dạy.

Trong thực tiễn dạy học, thông qua việc dự giờ, thăm lớp, chúng tôi nhận thấy giáo viên đã vận dụng hầu hết các PPDH tiếp thu được từ nhà trường sư phạm cũng như thông qua việc học và tự học bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Tùy vào năng lực và trình độ nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tổ chức lớp học, giáo viên đã phối hợp các PPDH ở nhiều mức độ khác nhau.

Các PPDH như vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thực hành luyện tập… được vận dụng khá nhiều. Với phương pháp giảng giải, giáo viên đã khắc phục được “bệnh giảng thao thao bất tuyệt” vừa mất thời gian, vừa ít mang lại hiệu quả. Thông qua một liều lượng giảng giải vừa phải, giáo viên giúp học sinh cô đọng phần cần ghi nhớ hoặc mở rộng thêm vấn đề mà các em đang tìm hiểu.

Khi sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, giáo viên đã có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ các câu hỏi ngắn, gọn, phù hợp với nhiều dạng đối tượng, câu hỏi mang tính dẫn dắt gợi mở nhiều hơn là câu hỏi trả lời đúng /sai.

Nếu trước kia PPDH trực quan thường gói gọn trong việc cho học sinh quan sát tranh ảnh, đồ vật thì hiện nay phương tiện trực quan đã mở rộng hơn nhiều. Khi dạy về con vật, cây cối hay môi trường…, một số trường có điều kiện đã tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại thảo cầm viên. Thậm chí có đơn vị còn lập vườn trường, trồng rau… để học sinh có điều kiện quan sát sự nảy mầm và phát triển của cây.

Việc sử dụng các phương pháp luyện tập thực hành, sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập cũng có nhiều thay đổi. Từ chỗ, giáo viên thường là người làm mẫu cho học sinh “bắt chước”mà luyện tập thực hành thì hiện nay vai trò này đã chuyển sang cho các em học sinh khá, giỏi trong lớp, giáo viên chỉ gợi mở, dẫn dắt. Việc thực hành của học sinh không chỉ gói gọn trong

sách vở mà thông qua hoạt động nối tiếp, giáo viên giúp học sinh liên kết điều đã học với thực tế cuộc sống.

Nhìn chung, các PPDH truyền thống vẫn đang được tiếp tục sử dụng theo hướng tích cực hóa. Bên cạnh đó, một số PPDH mới cũng bước đầu được vận dụng và đem lại hiệu quả cao cho các tiết dạy.

Phương pháp học nhóm được biết đến trong những năm gần đây. Từ chỗ sử dụng phương pháp này tràn lan và hết sức máy móc, học nhóm một cách hình thức, đến nay, giáo viên đã am hiểu một cách thấu đáo kỹ thuật triển khai và vận dụng có hiệu quả hơn nhiều.

Vận dụng trò chơi trong học tập là một phương pháp dạy học mang tính linh họat, sinh động, rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Trò chơi giúp không khí lớp học sinh động, học sinh phát triển các năng lực một cách tự nhiên thông qua việc học mà chơi, chơi mà học. Hiện nay trò chơi được giáo viên các trường tiểu học tại quận 8 vận dụng vào dạy học rất nhiều môn, nhất là toán và tiếng Việt. Khi vận dụng trò chơi vào dạy học, các thầy cô luôn quan tâm đến mục đích học tập, chuẩn bị tốt trò chơi, thu hút được nhiều học sinh tham gia một cách rất hào hứng.

Nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, giáo viên thường sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Bởi vì vấn đề được chứa trong tình huống mà học sinh không thể giải quyết ngay được, nó đòi hỏi các em phải vượt qua khó khăn, có thể là đơn giản hay phức tạp, bằng sự nổ lực về tư duy, phán đoán để tìm ra vấn đề và qua đó, học sinh đạt được kiến thức, kỹ năng mới. Cho dù để sử dụng tốt PPDH này đòi hỏi người giáo viên phải có bước chuẩn bị thật chu đáo như chuẩn bị các kiến thức gần gũi cần thiết cho học sinh, xây dựng tình huống, xác định đối tượng học sinh và cách thức tổ chức tiết học, chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học. Nhưng có lẽ nhận thức được tầm quan trọng, hiệu quả của việc sử dụng PPDH này nên có đến 85% giáo viên thường sử dụng nó trong các tiết dạy.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w