Kết luận rút ra từ thăm dò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 108 - 114)

- Kiểm tra việc thể hiện đổi mới phương pháp dạy học trên lớp

3.3.5Kết luận rút ra từ thăm dò

- Về tính cần thiết của các giải pháp :

Xác định ở 3 mức độ không cần, cần thiết và rất cần. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.3.4 a

Bảng 3.3.4 a :

Nội dung giải pháp Mức độ cần thiết

Không cần Cần thiết Rất cần Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Nâng cao nhận thức cho GV về

vấn đề đổi mới PPDH.

1 0.49 1 0.49 203 99.02

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt.

1 0.49 204 99.51

Thực hành đổi mới PPDH 5 2.44 200 97.56

Tạo các điều kiện hỗ trợ GV đổi mới PPDH (giảm sĩ số, trang bị ĐDDH hiện đại..)

1 0.49 2 0.98 202 98.54

Các giải pháp về tạo động lực cho GV (thi đua, khen thưởng, viết SKKN…).

2 0.98 12 5.85 191 93.17

Nâng cao năng lực CBQL. Thực hiện các bước quản lý về đổi mới PPDH (Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra – đánh giá về đổi mới PPDH tại đơn vị) 2 0.98 % 11 5.37 % 192 93.65%

Nhận xét : 205 CBQL và giáo viên được khảo sát hầu như đều nhất trí

với mức độ “rất cần thiết” của các giải pháp. Trong đó :

- Giải pháp về bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt cho giáo viên được cho là cần thiết nhất (99.51%).

- Giải pháp về nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vấn đề đổi mới PPDH được cho là cần thiết ở mức độ cao (99.02%)

- Các giải pháp về tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và tổ chức thực hành đổi mới PPDH cũng được cho là cần thiết ở mức độ khá cao (98.54% và 97.56%).

- Giải pháp về nâng cao năng lực cho CBQL. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá về đổi mới PPDH chưa đạt sự đồng thuận cao về mức độ cần thiết (93.65%).

- Giải pháp có sự nhận xét về mức độ cần thiết thấp nhất trong các giải pháp là tạo động lực cho giáo viên (93.17%).

Tuy nhiên, mức độ cần thiết của các giải pháp đều được xác nhận ở tỉ lệ khá cao trên 90% điều này cho thấy nhất thiết phải tiến hành các giải pháp trên trong quản lý đổi mới PPDH cấp tiểu học tại các trường ở quận 8.

+ Tính khả thi của các giải pháp

Nhằm khảo sát tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi đã gửi phiếu hỏi đền 12 CBQL và 193 GV.

Yêu cầu : xác định 3 mức độ không khả thi, khả thi và rất khả thi đối với từng giải pháp.

Bảng 3.3.4b

Nội dung giải pháp Mức độ khả thi

Không khả thi Khả thi Rất khả thi

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Nâng cao nhận thức cho GV

về vấn đề đổi mới PPDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 0.98 203 99.02

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt.

2 0.98 203 99.02

Thực hành đổi mới PPDH 5 2.44 200 97.56

Tạo các điều kiện hỗ trợ GV đổi mới PPDH (giảm sĩ số, trang bị ĐDDH hiện đại..)

12 5.85 193 94.15

Các giải pháp về tạo động lực cho GV (thi đua, khen thưởng, viết SKKN…).

2 0.98 15 7.32 189 92.20

Nâng cao năng lực CBQL. Thực hiện các bước quản lý về đổi mới PPDH (Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra –đánh giá về đổi mới PPDH tại đơn vị)

2 0.98 4 1.95% 199 97.07

Qua số liệu khảo sát thu được, chúng tôi nhận thấy cũng như mức độ cần thiết, tính khả thi của các giải pháp được đa số CBQL và GV quận 8 đánh giá khá cao.

Giải pháp nâng cao cao nhận thức cho CBQL và GV về đổi mới PPDH và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt được nhận xét là mang tính khả thi rất cao (99,02%).

Các giải pháp về thực hành đổi mới PPDH, nâng cao năng lực CBQL và lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá về đổi mới PPDH tại đơn vị cũng được đánh giá là rất khả thi (97.56% và 97.07%).

Có 193/205 (94.15%) CBQL và GV đồng ý về tính khả thi của giải pháp tạo điều kiện hỗ trợ GV đổi mới PPDH.

Giải pháp tạo động lực cho GV được cho là có tính khả thi thấp nhất trong các giải pháp (92.20%)

+ So sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp :

Nhận xét :

- Giải pháp (GP) 1 và GP 3 có sự tương đồng trong nhận định về mức độ cần thiết và tính khả thi.

- GP 4 và 6 có sự chênh lệch khá cao :

+ GP 4 (tạo điều kiện hỗ trợ cho GV đổi mới PPDH) được nhận định là rất cần thiết nhưng tính khả thi bị đánh giá tương đối thấp. Điều này cho thấy, để đổi mới PPDH, người ta trông chờ chủ yếu là sự nổ lực của bản thân giáo viên, có lẽ do nhiều năm qua, việc tạo các điều kiện hỗ trợ cho GV đổi mới PPDH còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. Như vậy, khi thực hiện giải pháp này, đòi hỏi nhà quản lý phải có sự quyết tâm.

+ GP 6 (Nâng cao năng lực CBQL, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra - đánh giá về đổi mới PPDH tại đơn vị), ngược với GP 4, tỉ lệ đánh giá về mức độ cần thiết khá thấp nhưng tính khả thi lại được đánh giá rất cao. Có thể hiểu theo nhận định của CBQL và GV quận 8, việc nâng cao năng lực của CBQL và thực hiện các bước quản lý trong đổi mới PPDH dễ thực hiện nhưng việc thực hiện GP này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đổi mới PPDH và do đó, vai trò của người cán bộ quản lý và hiệu quả của công tác quản lý về vấn đề này cần được xem trọng và phát huy nhiều hơn nữa.

- GP 5 (tạo động lực cho GV), so với các giải pháp khác, được đánh giá khá thấp cả về mức độ cần thiết cũng như tính khả thi điều này thể hiện sự tự giác của GV về đổi mới PPDH, đối với các thầy cô thì thi đua khen thưởng… chỉ là yếu tố phụ.

Tuy nhiên, nhìn chung tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều được thống nhất ở mức độ rất cao, trên 92% vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng việc thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng quản lý công tác đổi mới PPDH tại các trường tiểu học tại quận 8.

Trong chương III, chúng tôi đã trình bày định hướng chung của phát triển giáo dục quận 8 thông qua nghị quyết đại hội đảng bộ và đề án nâng cao chất lượng giáo dục quận 8, trong đó, vấn đề đổi mới PPDH được xem là trọng tâm. Đồng thời chúng tôi cũng đã xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới PPDH ngõ hầu góp phần đổi mới toàn diện giáo dục tại địa phương, nâng cao mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới hiện nay.

Các giải pháp được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc hệ thống, kế thừa, thực tiễn và khả thi hướng đến mục tiêu cần đạt, đáp ứng việc phát huy các mặt mạnh, khắc phục các nhược điểm trong hoạt động đổi mới PPDH cũng như quản lý đổi mới PPDH phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Nội dung các giải pháp xoay quanh 6 vấn đề trọng tâm : nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp; các giải pháp hỗ trợ; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý.

Chúng tôi cũng đã khảo sát tính cấp thiết, mức độ khả thi của các giải pháp này và nhận được sự đánh giá cao từ 205 CBQL và GV quận 8 tham gia khảo sát. Chính vì thế chúng tôi tin tưởng rằng các giải pháp này nếu được vận dụng sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên và việc quản lý hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của các trường tiểu học tại quận 8, thành phố HCM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 108 - 114)