Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng về kiểm tra hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông lương đắc bằng huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 66 - 68)

3.2.2.1. Kiểm tra giáo viên

Kiểm tra GV góp phần tác động để họ làm tốt quá trình giảng dạy và GD, đồng thời xây dựng không khí s phạm trong nhà trờng. Hàng năm mỗi GV đều đợc kiểm tra, đánh giá toàn diện hoặc kiểm tra, đánh giá từng mặt theo chuyên đề.

*Hỡnh thức thứ nhất - Kiểm tra toàn diện một giáo viên

Kiểm tra toàn diện một giáo viên dựa vào 4 nội dung cơ bản sau:

Thông qua dự giờ trên lớp và các HĐGD học sinh trong giờ nội khoá và ngoại khoá.

Để kiểm tra trình độ nắm yêu cầu của chơng trình, nội dung giảng dạy, nắm kiến thức, kỹ năng cần xây dựng cho HS, xác định trọng tâm, vị trí của bài giảng trong hệ thống chơng trình, yêu cầu kiến thức tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề có thể mở rộng, nâng cao cho HS khá giỏi, việc GD thái độ tình cảm cho HS thông qua bài dạy, việc xây dựng cấu trúc bài dạy và kết quả thực hiện mục tiêu bài dạy.

Để kiểm tra trình độ vận dụng phơng pháp giảng dạy, GD của GV, đây là nội dung quan trọng nhất khi đánh giá năng lực s phạm của GV, bởi nếu GV chỉ nắm chắc kiến thức thì cha đủ để làm cho HS nắm bài tốt, mà việc vận dụng linh hoạt các phơng pháp phù hợp với kiểu bài dạy, đối tợng HS và điều kiện trang TBDH cho phép đóng vai trò rất quan trọng.

Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ đối với GV bậc trung học thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập (ban hành theo Quyết định số: 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006) và Công văn hớng dẫn số: 3040/ BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ trởng Bộ GD&ĐT.

Đánh giá:

Sau khi kiểm tra hiệu trởng thực hiện việc đánh giá dựa vào hai hình thức: - Nhận xét những u điểm, nhợc điểm, thiếu sót của GV khi trao đổi và ghi tóm tắt vào hồ sơ kiểm tra.

- Xếp loại từng mặt và xếp loại chung: GV đợc kiểm tra sẽ đợc xếp vào một trong bốn loại: tốt, khá, trung bình và kém. Xếp loại chung trên cơ sở đánh giá xếp loại từng nội dung. Căn cứ vào việc đánh giá từng yêu cầu của từng nội dung để xếp loại các nội dung đó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng về kiểm tra hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông lương đắc bằng huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 66 - 68)