Giải pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 94)

- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG

3.3.5. Giải pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa

Việc thực hiện chế độ chính sách đối với ĐNGV là nhằm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần để họ an tâm công tác, khuyến khích, động viên họ gắn bó với công việc, tích cực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

3.3.5. Giải pháp 5: Đổi mới kiểm tra - đánh giá năng lực đội ngũ giáo viêntrường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa

3.3.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra đánh giá là một chức năng quan trọng của công tác quản lý, thông qua chức năng này mỗi cá nhân có thể khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa vào các chuẩn mực đã quy định và được công khai hoá, được phổ biến để tất cả mọi người cùng quán triệt. Khi tiến hành kiểm tra, nhà trường đo lường đối chiếu kết quả từng giáo viên hoặc từng tổ bộ môn đã đặt ra. Kết quả kiểm tra đánh giá nếu cá nhân tập thể nào đạt tốt sẽ được biểu dương khen thưởng, nếu có sai lệch phải có nhắc nhở điều

chỉnh. Việc kiểm tra đánh giá giúp cho người giáo viên thấy được mặt mạnh, mặt yếu từ đó có kế hoạch biện pháp để khắc phục mặt yếu phát huy mặt mạnh, làm cho mỗi cá nhân trưởng thành, phát triển, chất lượng đội ngũ sẽ được nâng cao.

3.3.5.2. Nội dung của giải pháp

Kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của từng giáo viên. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã được quy định của giáo viên như: Giáo án lên lớp, đề cương bài giảng, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm…Để công tác kiểm tra duy trì thường xuyên cần có quy định phân cấp cho các tổ chuyên môn, khoa, phòng đào tạo, phòng công tác học sinh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm học.

Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên như: Kiểm tra đột xuất, dự giờ, thăm lớp để đánh giá đúng khả năng giảng dạy của giáo viên qua đó rút kinh nghiệm về chuyên môn và năng lực sư phạm.

Kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nội dung và thời gian sinh hoạt.

Phương hướng thực hiện: Trước hết tạo điều kiện cho các giáo viên nắm được các văn bản pháp quy liên quan, các quy định, quy chế chuyên môn, phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy.

Tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất, phân công phân cấp các tổ chuyên môn, khoa thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức phát động thi đua, động viên đội ngũ giáo viên thi đua dạy tốt, kịp thời chấn chỉnh nhắc nhở những trường hợp chưa tốt. Nội dung đánh giá giáo viên trên các mặt :

Trình độ nghiệp vụ (tay nghề): Nhằm đánh giá năng lực của giáo viên được xem xét về trình độ nắm kiến thức, kỹ năng giảng dạy cho học sinh. Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục.

Thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy - giáo dục, kiểm tra và quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh, sử dụng phương tiện thiết bị và đồ dùng dạy học, thực hiện dạy lý thuyết - thực hành theo phân phối chương trình. Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về hồ sơ lên lớp. Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch.Kết quả giảng dạy và giáo dục: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Thực hiện các công tác khác: Công tác chủ nhiệm lớp, thực hiện các công tác khác khi được phận công.

3.3.5.3.Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng ban căn cứ kế hoạch năm học và nội dung cải tiến phương thức kiểm tra. Thông qua kiểm tra đánh giá giúp giáo viên có ý thức và tăng cường công tác chuyên môn, soạn giáo án, đề cương bài giảng từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy.

Qua kiểm tra đánh giá sẽ nắm được chất lượng chuyên môn của giáo viên, những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề sẽ là hạt nhân cho các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy nhằm tăng lượng thông tin truyền đạt và tạo hấp dẫn hứng thú cho người học dẫn đến tăng chất lượng dạy học. Vì vậy việc chỉ đạo các phòng khoa chuyên môn có liên quan cần thường xuyên giám sát kiểm tra - đánh giá nhằm phát hiện ra những sai sót không phù hợp đối với đặc thù dạy của nhà trường để kịp thời điều chỉnh.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Trước hết phải có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp giữa các phòng, khoa. Đặc biệt kế hoạch của phòng đào tạo, có kế hoạch kiểm tra trong cả năm học để các thành viên liên quan biết và thực

hiện. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức như phòng, khoa tổ bộ môn. Phải đưa việc thực hiện các quy chế thành các tiêu chí thi đua của từng giáo viên trong năm học. Bố trí kinh phí cho công tác kiểm tra và khen thưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 94)