- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG
2.2.3. Năng lực chuyên môn kỹ thuật
Đội ngũ giáo viên giai đoạn từ 2007 đến 2012 đáp ứng khá tốt yêu cầu về chuyên môn đối với đào tạo nghề dài hạn. Kể từ khi phát triển thành trường trung cấp nghề, do yêu cầu đào tạo giảng dạy tích hợp và môđun nên thiếu giáo viên hạt nhân ở một số nghề như: ăn uống, chế biến thực phẩm, bàn, bar, lễ tân...
ĐNGV 100% đủ chuẩn giáo viên dạy nghề quy định tại Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề. Do các môn học về chuyên môn được tích hợp cả lý thuyết và thực hành cấu trúc theo mô đun nên giáo viên dạy thực hành ngoài trình độ về chuyên môn phải có cả tiêu chuẩn như giáo viên lý thuyết. Trình độ về chuyên môn thể hiện như Bảng số 2.4:
Bảng số 2.4: Thống kê trình độ giáo viên
Tổng số Sau ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp
Giáo viên Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 69 9 13,04 46 66,67 5 7,25 9 13,04
(Nguồn phòng Đào tạo trường trung cấp nghề TM-DL Thanh Hóa)
Kể từ khi phát triển thành trường TCN, Trường luôn chú trọng đến bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho giáo viên bằng các đợt tập huấn ngắn hạn theo dự án chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kỹ năng nghề.Phát triển kỹ năng biên soạn chương trình giáo trình các môn học...Tại hội nghị giáo viên giỏi nghề cấp tỉnh, trường có 12 giáo viên giỏi nghề. Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, nhà trường có hai mô hình đạt giải.
2.2.3.1.Trình độ, chuyên môn, năng lực sư phạm
Trình độ sư phạm của ĐNGV đủ chuẩn theo quy định đối với giáo viên dạy nghề. Giáo viên đã tốt nghiệp Đại học SPKT, Cao đẳng SPKT (41 giáo viên chiếm tỷ lệ 87%), giáo viên đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (12 giáo viên chiếm tỷ lệ 13%). Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên được thể hiện tại Bảng số 2.5
Bảng số 2.5: Thống kê trình độ nghiệp vụ sư phạm Tổng số
GV
Đã Tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ Sư phạm kỹ thuật.
Tốt nghiệp các trường ngoài SPKT Đã bồi dưỡng
NVSP
Chưa qua bồi dưỡng NVSP
69 30 28 11
Tỷ lệ % 43,47 40,57 15,94