- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
GD&ĐT góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Bên cạnh đó, giáo dục không chỉ nhằm mục đích tạo nên những “ Cỗ máy lao động ”, mà còn thông qua các hoạt động giáo dục, các giá trị văn hóa tốt đẹp cần được phát triển ở người học, giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ. Nội dung, phương pháp và môi trường giáo dục phải góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp là tạo bước đột phá để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động đạt 60%. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được tái cấu trúc đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2020 có đủ khả năng
tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học và có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có điều kiện. Đến 2020 có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đặt ra cho nhiệm vụ trước mắt của các trường dạy nghề trong cả nước là đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Ngày nay khi KHCN phát triển, trình độ của nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong một số lĩnh vực có trình độ cao như: Lập chương trình cho máy điều khiển kỹ thuật số, lập chương trình trong điều khiển tự động hóa..., trình độ của người thợ trong một số lĩnh vực có trình độ tương đương kỹ sư hoặc thợ bậc cao. Vì vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề là là đòi hỏi tất yếu của xã hội.
- Chất lượng giáo viên dạy nghề: Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học nghề, đến quá trình lãnh đạo, điều khiển hoạt động học của học sinh. Người học: Ở đây muốn nói đến chất lượng đầu vào của học sinh các trường nghề. Ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân học sinh.
Môi trường KT-XH: Ảnh hưởng đến tất cả các thành tố trong hệ thống. Nó quyết định đến mục đích và nhiệm vụ quá trình dạy học, chi phối đến nội dung, chương trình đào tạo.
Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo ở các trường nghề. Quá trình dạy nghề là một hệ thống gồm nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, nếu không thông qua thầy và trò thì sẽ không phát huy được tác dụng. Chính vì vậy, thầy với hoạt động dạy và trò với hoạt động học là hai nhân tố trung tâm của quá trình đào tạo.
Hệ thống đào tạo nghề nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường KT-XH. Trong khi đó môi trường KT-XH luôn vận động và phát triển dẫn đến phát sinh những mâu thuẫn tương đối giữa nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao với hệ thống đào tạo nghề. Những mâu thuẫn đó là:
- Mâu thuẫn giữa sự tiến bộ của KHCN và nội dung, chương trình dạy nghề còn lạc hậu.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế với chất lượng thấp của đào tạo nghề.
- Mâu thuẫn giữa sự tiến bộ của KHCN, đổi mới mục đích, nhiệm vụ và nội dung đào tạo nghề với trình độ ĐNGV dạy nghề còn thấp.
- Mâu thuẫn giữa cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu và yếu với nhu cầu cao về thiết bị giảng dạy…
Việc giải quyết được những mâu thuẫn này sẽ là động lực thúc đẩy, đáp ứng điều kiện nhân lực, kỹ thuật trực tiếp cho sự phát triển KT-XH, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH. Chính vì vậy, chất lượng ĐNGV là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường nói chung trong đó có trường dạy nghề.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH yêu cầu đặt ra đối với các trường dạy nghề là: Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề có đủ phẩm chất trình độ năng lực, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu. Đó chính là một trong những nội dung của nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ giáo viên.
Kết luận chương 1
đến quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; vai trò của đội ngũ giáo viên cũng như đặc điểm sư phạm, phẩm chất năng lực, là cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề; nội dung quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng, chính sách thu hút đội ngũ giáo viên; Cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề trong giai đoạn hiện nay. Từ cơ sở lý luận, về phát triển đội ngũ giáo viên được nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng chất lượng ĐNGV ở chương 2 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV Trường trung cấp nghề Thương mại Du lịch ở chương 3 nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là con đường làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ để giáo viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp.
Chương 2