Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:

1.3.4. Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề

trường trung cấp nghề

Đối với đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng mục tiêu phát triển cũng đã được xác định rõ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng mở. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành để đào tạo nghề theo ba trình độ: bán lành nghề, lành nghề, trình độ cao và liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nghề, liên thông giữa đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và nâng cao năng lực đào tạo nghề cho người lao động. Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa một số trường dạy nghề để đến năm 2015 có 60 trường dạy nghề chất lượng cao.

Mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và nguyên vọng học tập suốt đời của người lao động; đồng thời với việc nâng cao

chất lượng đào tạo nghề để cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động.

Phát triển mạnh mẽ đào tạo nghề theo cả hai hướng: một là, tăng tỷ trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề và trình độ cao trong tổng quy mô đào tạo nghề hàng năm, tập trung đầu tư củng cố và xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động và chuyên gia. Hai là, chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn, đặc biệt là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đáp ứng nhu cầu phổ cập nghề cho người lao động để tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thực hiện chuẩn hóa chương trình đào tạo, chuẩn hóa ĐNGV, chuẩn hóa cơ sở đào tạo và chế độ kiểm định chất lượng đào tạo. Đến năm 2015 có 90% số trường dạy nghề đạt chuẩn quy định. Nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số học sinh (đào tạo dài hạn) đạt tới 1/15 vào năm 2015; luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV dạy nghề theo chu kỳ 5 năm/1 lần; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học tại các trường dạy nghề, đặc biệt là ở các trường dạy nghề trình độ cao.

Đào tạo nghề trong những năm gần đây đã tạo được sự ổn định và từng bước phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH thì hệ thống đào tạo nghề hiện nay đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhiệm vụ đặt ra cho đào tạo nghề trong những năm tới là rất nặng nề, nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp các ngành và tồn xã hội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống dạy nghề, chắc chắn sự nghiệp dạy

nghề sẽ ngày càng được phát triển. Thực hiện thành công phương hướng nhiệm vụ KT-XH trong đó có đào tạo nghề mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về phát triển nguồn nhân lực thực hiện CNH-HĐH đất nước đã chỉ ra.

Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban bí thư đã xác định, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là “Nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài. Đội ngũ giáo viên phải “ được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp” [1].

Quyết định số 07/2006/QĐ - Bộ lao động TBXH về quy hoạch phát triển mạng lưới trường dạy nghề đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 khẳng định: “Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học”.“ thực hiện chế độ định kỳ về bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề”. “Đến năm 2010 đảm bảo tỷ lệ giáo viên học sinh đạt khoảng 1/20, có 100 % giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, 10% giáo viên trong các trường trung cấp nghề có trình độ sau đại học”.

Như vậy, thông qua đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, chương trình hành động của chính phủ, thực hiện quyết định số 07/2006/QĐ- Bộ lao động TBXH về giáo dục, đào tạo đã chỉ rõ sự cần thiết phải: “Tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục” [2].

Từ những chủ chương, chính sách của Đảng và Quốc hội chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như sau:

Để phát triển KT-XH thì vai trò, vị trí của sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ, nhân lực kỹ thuật được Đảng ta hết sức quan tâm và được xem là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục.

Con đường cơ bản để làm tăng giá trị con người phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội chính là công tác giáo dục đào tạo; Quan niệm về giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục kỹ thuật dạy nghề nói riêng với sự phát triển KT-XH.

Khi KT-XH phát triển nó tạo môi trường cho sự phát triển GD&ĐT, vì vậy GD&ĐTvừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KT- XH. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề; đó là mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung phương pháp, phương tiện dạy học, môi trường KT-XH; Chất lượng ĐNGV là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề; Thầy với hoạt động dạy và trò với hoạt động học là hai nhân tố trung tâm của quá trình đào tạo. Vì vậy chất lượng ĐNGV là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo.

ĐNGV dạy trung cấp nghề có trình độ chuẩn đã được quy định tại luật giáo dục và dạy nghề nhằm chuẩn hóa trình độ ĐNGV và thường xuyên được học tập, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Chất lươ ̣ng ĐNGV ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng da ̣y ho ̣c, giáo du ̣c. Xây dựng, nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ nhà giáo và cán bô ̣ QLGD là mô ̣t chủ trương, mô ̣t chương trình lớn của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w