- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG
3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên gắn với chiến lược phát triển trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa
trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa
3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Muốn phát triển ĐNGV, trước hết phải định hình được đội ngũ, vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch tạo ra cơ sở nhằm bảo đảm cho ĐNGV nhà trường phát triển ổn định, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài. Việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV còn giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn nhằm đảm bảo cho đội ngũ phát triển về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao.
- Về số lượng: Phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng giáo viên ở các bộ môn, khắc phục được tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số giáo viên dạy vượt giờ chuẩn quá nhiều.
- Về chất lượng: Tiến tới tất cả giáo viên đều đạt và vượt chuẩn; tăng số lượng giáo viên chính, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong NCKH.
- Về cơ cấu: Phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV cũng cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn và bổ sung đội ngũ. Vì vậy, mục tiêu của việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ là nhằm làm cho đội ngũ đủ số lượng, nâng cao chất lượng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, phải tạo được sự cân đối về cơ cấu trong từng bộ môn, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính nhằm đảm bảo cho những yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của nhà trường.
3.3.2.2. Nội dung của giải pháp
Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề thương Mại Du Lịch Thanh Hóa là giải pháp cần thiết phải tiến hành trước hết nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện một trường chất lượng ĐNGV còn thấp, cơ cấu không đồng bộ cả về chuyên môn và thâm niên công tác. Chính vì vậy, công tác quy hoạch ĐNGV cần được tiến hành như: xác định quy mô, ngành nghề đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực, phân tích hiện trạng đội ngũ. Từ đó, xác định nhu cầu cần bổ sung, chuyển đổi và tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng. Công việc cụ thể được tiến hành theo các nội dung như:
- Về số lượng:
Để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV, trước hết cán bộ quản lý nhà trường cần phải có một tầm nhìn chiến lược, có những dự đoán, dự báo chính xác với xu thế phát triển và cũng cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cũng như cung cấp cho họ những phương pháp nghiên cứu một cách khoa học. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, dự
báo xu thế phát triển nhà trường để từ đó xây dựng một kế hoạch mang tính chiến lược nhằm phát triển ĐNGV một cách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Về cơ cấu:
Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường cần phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý về cơ cấu giữa các khoa, các môn học, các chuyên ngành đào tạo.
+ Việc cải thiện cơ cấu ĐNGV phải bắt đầu từ từng bộ môn, từng khoa; đặc biệt chú ý đến những bộ môn chưa có giảng viên đầu ngành, những bộ môn có nhiều giáo viên mới vào nghề; những bộ môn có nhiều giáo viên tuổi đã cao, nhiều cán bộ quản lý kiêm nhiệm giảng dạy.
+ Ở những bộ phận có cơ cấu chưa hợp lý thì việc điều động nội bộ, tiếp nhận thêm giảng viên phải luôn chú ý đến vấn đề cơ cấu như: tuổi đời, tuổi nghề, thành phần dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn…, ngăn ngừa nguy cơ làm mất cân đối về cơ cấu nhân sự.
Song song với việc giải quyết đủ số lượng giáo viên, Nhà trường cần tăng cường công tác BDGV cố trình độ cao ( tiến sĩ, thạc sĩ ), Giáo viên đầu ngành ở tất cả các bộ môn. Việc BDGV không thể tùy tiện mà nhất thiết phải dựa trên cơ sở qui hoạch, có như vậy mới xây dựng được một cơ cấu hợp lý cho ĐNGV của Nhà trường.
- Về chất lượng:
Chất lượng ĐNGV Nhà trường được thể hiện trên các mặt: Phẩm chất, trình độ, năng lực. Vì vậy trong công tác quy hoạch phát triển ĐNGV cần quan tâm đầy đủ các mặt nêu trên; đặc biệt trình độ chuyên môn của ĐNGV phải được quan tâm hàng đầu, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ sư phạm nhà trường.
3.3.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
+ Ban giám hiệu nhà trường cử giáo viên đi học nâng cao trình độ trong và ngoài nước, việc cử đi học sẽ có sự chọn lọc ngay từ đầu theo đúng quy hoạch để đào tạo được những giáo viên giỏi thật sự, tránh hiện tượng trình độ không tương xứng với năng lực chuyên môn.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn bổ sung đội ngũ sư phạm nhà trường sẽ thực hiện theo một quy trình nhất định, căn cứ vào các tiêu chuẩn nhất là tiêu chuẩn chuyên môn và tiến hành theo kế hoạch.
Các kế hoạch tổ chức nhân sự về ĐNGV sẽ được lập từ cơ sở các tổ chuyên môn, các khoa, phòng; sau đó đề xuất phương án trình Đảng ủy và BGH thông qua thành văn bản chính thức để làm căn cứ tổ chức thực hiện.
+ Trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV nhà trường sẽ tiến hành nhất quán các quan điểm chỉ đạo, đồng bộ các biện pháp và có sự kiểm tra, đánh giá qua sơ bộ tổng kết định kỳ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn.
Việc tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gắn với chiến lược phát triển nhà trường nhằm làm cơ sở, điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, trình độ và năng lực được nâng cao đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đào tạo của nhà trường.