- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG
3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới tuyển chọn bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa
viên trường trung cấp nghề Thương Mại Du lịch Thanh Hóa
Biện pháp này nhằm đẩy mạnh công tác tuyển chọn , bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học cho ĐNGV nhà trường.
3.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV phải thật sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và NCKH trong nhà trường. Nội dung đề tài NCKH cần tập trung vào vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục. Định hướng đề tài nghiên cứu phải thiết thực, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra tại nhà trường và xã hội.
3.3.3.2. Nội dung của giải pháp
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường một mặt phải đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ. Mặt khác cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ trên chuẩn nhằm xây dựng lực lượng GV đầu đàn cho các bộ môn, các chuyên ngành đào tạo, nâng dần số lượng giáo viên có trình độ đại học và sau đại học ở các khoa theo quy định của
Trường trung cấp nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hóa. Do đặc điểm về nghề nên giáo viên trẻ còn nhiều hẫng hụt về trình độ và năng lực chuyên môn, nhu cầu bồi dưỡng cho ĐNGV trong những năm trước mắt là rất lớn, mặt khác còn phải thường xuyên đào tạo lại và bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu mới với mục tiêu đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV được xác định bao gồm:
- Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng: Nâng cao trình độ lý luận chính trị . Bồi dưỡng quan điểm lập trường giai cấp theo định hướng chính trị của Đảng trong từng giai đoạn.
- Bồi dưỡng về chuyên môn: Nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hóa. Cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn như: ngoại ngữ, tin học.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại. Kỹ năng tổ chức quản lý, công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học: Bồi dưỡng về phương pháp luận NCKH, tổ chức tiến hành các đề tài NCKH.
Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề.Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Để có thể thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ cần tiến hành các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch, đồng thời với việc tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và năng lực cho ĐNGV.
3.3.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng, khoa chức năng có liên quan:
- Phân công giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung, tại chức với nội dung phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động tự bồi dưỡng thông qua thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của các tổ bộ môn và các khoa.
- Tạo các điều kiện thuận lợi để giáo viên đã giảng dạy lâu năm có cơ hội cập nhật những kiến thức mới mang tính hiện đại, những giáo viên mới ra trường tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và từ các đồng nghiệp. Các hoạt động này phải được tiến hành bằng nhiều cách như :
Cử giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng do các Bộ, các Ngành tổ chức nhằm chuyển giao công nghệ, tri thức mới, phương pháp mới để về thông tin, báo cáo lại cho ĐNGV nhà trường. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên nhà trường tiếp cận với kiến thức mới bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận những vấn đề mới có liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.
- Phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn kèm cặp những giáo viên mới theo sự phân công của nhà trường và quy định của Nhà nước. Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học trong ĐNGV nhà trường.
Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và NCKH hướng dẫn các giáo viên trẻ trong việc phát hiện ra những vấn đề khoa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng cho họ tiếp tục nghiên cứu giải quyết vấn đề, đăng ký quản lý, xét duyệt đề cương, đề tài đến nghiệm thu sản phẩm. Mỗi giáo viên cũng phải tự xây dựng cho mình nội dung, kế hoạch học tập, bồi dưỡng hàng năm và tích cực phấn đấu, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.
- Hình thành cho được trong đội ngũ giáo viên nhà trường một nhu cầu cần phải học tập để nâng cao trình độ và năng lực là điều kiện để họ gắn bó lâu dài với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
- Các cấp quản lý cần có sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ thể hiện qua những kế hoạch và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, động viên mọi người tham gia học tập; các chế độ đối với người đi học phải được giải quyết kịp thời, thoả đáng, phù hợp.
- Ngoài ngân sách Nhà nước cấp theo chế độ, nhà trường cần thêm các nguồn kinh phí hỗ trợ, tận dụng triệt để các dự án để tạo thêm các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.
- Ngoài ra, nhà trường cũng cần phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các trường Đại học để mở các khóa bồi dưỡng theo từng chuyên đề nhằm tạo môi trường học tập đa dạng cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
Tóm lại: Việc đẩy mạnh công tác học tập, bồi dưỡng, NCKH là những hoạt động không những để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn để trau dồi phẩm chất và năng lực, nâng cao chất lượng cho ĐNGV trong nhà trường.