- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:
8. Tuyển các cán bộ quản lý không ở trong
2.3.3.2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Công tác BDGV được xác định bao gồm 4 mặt: Bồi dưỡng phẩm chất chính trị; bồi dưỡng đạo đức, lí tưởng nghề nghiệp; bồi dưỡng trình độ chuyên môn; bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ. Nhà trường đã xác định đầy đủ nội dung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên và đã có kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình do Tổng cục dạy nghề ban hành. Nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm là bồi dưỡng trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ cho giáo viên, mà nội dung chủ yếu là bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên, một thực tế xảy ra là những nội dung khác của công tác bồi dưỡng giáo viên hầu như bị xem nhẹ, hoặc giáo viên “thờ ơ” với những nội dung đó. Chương trình và nội dung BDGV được áp đặt từ trên xuống, không có sự sáng tạo, cũng như không dựa vào nhu cầu của giáo viên. Qua khảo sát, có một số giáo viên không xác định đầy đủ nội dung BDGV. Công tác nghiên cứu khoa học, công tác bồi dưỡng về lí luận chính trị chưa được xác định đúng vị trí của nó. Các khoa hầu như chưa có các buổi chuyên đề để bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng nghiên cứu khoa học vì vậy kỹ năng nghiên cứu khoa học là một trong những kỹ năng yếu nhất của giáo viên.
- Phương pháp và phương thức bồi dưỡng giáo viên:
Phương thức BDGV trong những năm qua được tiến hành tập trung trong thời gian hè. Các khoa phòng được phân thành các cụm. Nhìn chung các buổi bồi dưỡng đã được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo đúng nội dung của chương trình. Tuy nhiên, các buổi bồi dưỡng thường được tiến hành theo kiểu giáo viên thuyết trình, học viên ghi chép. Người giáo viên tranh thủ truyền đạt thông tin càng nhiều càng tốt. Người nghe cố gắng
ghi chép càng nhiều càng hay. Các giáo viên nói lại những vấn đề được tiếp thu từ Sở, Ban, ngành, người nghe thu nhận một cách thụ động, ít có thời gian để thảo luận, lớp học hầu như không đánh giá nhận thức của giáo viên trước và sau khoá học. Cũng phải nhận thấy rằng, giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức cho lớp học; giáo viên ít tham gia thảo luận nhóm và thái độ tham gia hoạt động của nhóm chưa tích cực. Chương trình BDGV trong năm học (theo quy định 2 tiết/tuần) chưa được quan tâm đúng mức, các buổi sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hành chính, sự vụ.
Việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được tiến hành một cách thường xuyên và đúng kế hoạch, tuy nhiên còn mang tính hình thức (Báo cáo viên trình bày theo kiểu thuyết trình, học viên có lúc không tập trung, học xong không có báo cáo thu hoạch và chương trình hành động). ĐNGV trẻ hầu như không đọc báo, vì vậy việc nắm bắt tình hình chính trị, xã hội, đất nước và của địa phương chưa kịp thời. Theo đánh giá của giáo viên (qua điều tra) thì phương pháp BDGV là khâu yếu nhất trong công tác BDGV trong những năm qua.
Công tác tự học, tự bồi dưỡng đã được nhiều giáo viên quan tâm. Họ đã có cả chương trình tự học, tự bồi dưỡng được thể hiện trong kế hoạch cá nhân hàng năm và thể hiện trong ý chí phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt. Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Một số giáo viên tự bằng lòng với kiến thức và trình độ hiện có của mình, không quan tâm đến công tác tự học, tự bồi dưỡng; không quan tâm đến việc tích luỹ chuyên môn và trau dồi kỹ năng dạy học - Giáo dục.
Thời gian bồi dưỡng tập trung đáp ứng đúng theo quy định về chương trình bồi dưỡng thường xuyên của tổng cục dạy nghề. Tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được trang bị khá đầy đủ. Nhà trường đã nối mạng Internet để giáo viên có điều kiện khai thác các thông tin trên mạng phục vụ cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mình. Tuy vậy, thời gian BDGV còn quá ít, nhìn chung chưa giải quyết tốt những nội dung cần thiết. Thời gian bồi dưỡng trong năm được nhà trường phân bố không đều đặn, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thường mang tính hành chính, sự vụ. Các môn có thực nghiệm thường chưa được bồi dưỡng kỹ năng. Nếu xét về góc độ toàn diện của chương trình bồi dưỡng giáo viên thì tài liệu và các phương tiện khác phục vụ cho nội dung bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lí tưởng nghề nghiệp, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ chưa được trang bị đầy đủ. Thời gian dành cho các nội dung đó cũng chưa được phân bố hợp lý. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa dẫn tới việc đầu tư nhiều thiết bị dạy học hiện đại, tuy nhiên công tác BDGV do cốt cán chuyên môn phụ trách chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn giáo viên sử dụng các thiết bị đó, dẫn đến giáo viên phải tự tìm hiểu và mò mẫm.
- Chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên:
Theo đánh giá của giáo viên thì chất lượng của công tác BDGV trong những năm học qua ở mức độ khá. Nhìn chung, công tác BDGV của nhà trường đã đạt được kế hoạch đặt ra, đảm bảo đúng nội dung, chương trình mà ngành quy định. Tuy nhiên, công tác BDGV mới chỉ đáp ứng được một phần của yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNGV, thể hiện rõ nét ở chỗ chất lượng giáo viên vẫn chưa có bước tiến vững chắc, vẫn còn một số giáo viên không tiến bộ hoặc tiến bộ chậm. Chất lượng công tác BDGV chưa cao nên chưa phát huy được vai trò của nó trong công tác xây dựng và phát triển ĐNGV, dẫn đến nhiều giáo viên không nhận thức đúng vai trò của công tác BDGV, không bố
trí thời gian thích hợp và không xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Các tổ chuyên môn chưa sử dụng tốt thời gian bồi dưỡng thường xuyên theo quy định để tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của giáo viên. Muốn nâng cao trình độ mọi mặt của giáo viên thì nhà trường cần có các biện pháp hợp lý để nâng cao chất lượng BDGV.
- Thực trạng các biện pháp quản lý đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng giáo viên:
Việc quản lý công tác BDGV được tiến hành như sau: Nhà trường quản lý về sự chuyên cần của giáo viên trong việc tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng về chuyên môn do Sở tổ chức. Nhìn chung, các ban giám hiệu nhà trường đã quản lý được nội dung, phương pháp, phương tiện của công tác BDGV. Tuy nhiên, việc quản lý mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính chuyên cần, còn ban giám hiệu nhà trường chưa kiểm tra được ý thức học tập và chất lượng học tập của từng giáo viên. nhà trường đã kiểm tra việc tiếp thu của giáo viên thông qua các báo cáo thu hoạch kể cả chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tuy nhiên những báo cáo đó chưa thể hiện được đúng nhận thức của giáo viên về các chuyên đề được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, một số giáo viên viết báo cáo theo kiểu đối phó, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên, ban chỉ đạo giúp ban giám hiệu nhà trường quản lý ý thức tham gia bồi dưỡng và thực hiện công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, tuy nhiên ban chỉ đạo hoạt động còn hình thức, chưa thúc đẩy được việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Nhìn chung, việc nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc bồi dưỡng và tự BDGV hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Các tổ chuyên môn đã có đánh giá kết quả bồi dưỡng trong từng năm học, nhưng việc đánh giá còn mang tính hình thức, cào bằng, chủ yếu dựa vào năng lực chuyên môn để đánh giá, kết quả đánh giá
chưa phản ánh đúng thực chất hiệu quả bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên, vì vậy không có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên.
Kết quả bồi dưỡng giáo viên chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, chưa có một chế tài cụ thể để khuyến khích giáo viên nâng cao kết quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mình. Kết quả bồi dưỡng chưa được sử dụng để xếp loại toàn diện giáo viên trong năm học. Một thực trạng cũng cần phải nêu lên, đó là nhà trường chưa chủ động trong việc xây dựng nội dung BDGV theo từng thời điểm và theo nhu cầu của giáo viên; chưa có sự khảo sát xem giáo viên cần bồi dưỡng vấn đề gì, giáo viên đang gặp khó khăn ở nội dung nào, và tìm hiểu xem giáo viên đang yếu nhất ở kĩ năng nào…để từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng. Từ các bản kế hoạch BDGV, chúng ta có thể nhận thấy, nội dung bồi dưỡng thường được xác định theo yêu cầu của cấp trên, yêu cầu của nhiệm vụ năm học. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cũng được sắp đặt theo kế hoạch của cấp trên, nhìn chung các nhà trường chưa chủ động trong công tác BDGV. Đội ngũ cốt cán có thể tham gia BDGV chưa được phát huy hiệu quả.
Như vậy, có thể kết luận một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên không cao là công tác quản lí chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình, các nhà quản lý chưa có những biện pháp thích hợp để quản lý tôt công tác BDGV và nâng cao chất lượng công tác BDGV. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ vai trò của công tác BDGV, dẫn đến việc chỉ đạo công tác BDGV chưa quyết liệt, chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
Tóm lại: Giáo viên là nhân tố quyết định phương hướng và chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Giáo viên cần phải được bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình công tác. Chất lượng của công tác BDGV quyết
định chất lượng của ĐNGV. Nhà trường cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác BDGV để nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có của mình.