- Nhiệm vụ của giáo viên trường dạy nghề:
1.3.3.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên
-Về kiến thức:
Người giáo viên phải nắm vững các kiến thức cơ bản của môn học mà mình được đào tạo và sẽ đảm nhận giảng dạy các kiến thức theo đúng chuyên môn. Để có thể dạy một cách có hiệu quả các môn học trong chương trình bậc học. Kiến thức cơ bản của người giáo viên phải đủ sâu sắc để có khả năng giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học không chỉ thể hiện trong việc làm bài tập tại lớp mà trong hoàn cảnh khác: trong gia đình, ngoài xã hội và ở các cơ sở sản xuất.
Giáo viên còn phải có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, logic học. Những kiến thức về phương pháp giáo dục, dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục và phải luôn cập nhật những thông tin mới về thành tựu của lĩnh vực này.
Có kiến thức về những vấn đề KT-XH của đất nước và của địa phương; hiểu biết về phong tục tập quán, cả ngôn ngữ và đời sống cộng đồng địa phương nơi trường đóng; nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước của ngành giáo dục.
Kiến thức về công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức, mục tiêu giáo dục ở thế kỷ 21, mục tiêu kế hoạch đào tạo mà mình giảng dạy. Kiến thức về lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, tổ chức các hoạt động giáo dục.
Giáo viên sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học trên lớp kiến thức kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tham gia các hoạt động hội thảo khoa học nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục.
-Về kỹ năng sư phạm:
Giáo viên phải có kỹ năng sư phạm bao gồm kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng tổ chức, kỹ năng phối hợp với cha mẹ hoc sinh và các lực lượng giáo dục trong xã hội.
Giáo viên có kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp: Xác định được mục đích, yêu cầu và những nội dung cơ bản của bài học, dự kiến các phương pháp, phương tiện dạy học sẽ sử dụng trong giờ học, phân phối thời gian theo các khâu, các bước của giờ lên lớp và soạn giáo án một cách hợp lí, khoa học. Người giáo viên trong quá trình dạy học luôn giữ vai trò chủ động quản lí lớp học hợp lí, theo dõi hướng dẫn học sinh theo quy trình khoa học, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Giáo viên phải biết đặt câu hỏi và duy trì không khí hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh, sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào dạy học, tự làm các thiết bị dạy học, nắm được cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, lập hồ sơ
giảng dạy của bản thân cà tích lũy tư liệu giảng dạy, biết xây dựng hồ sơ theo dõi quá trình học tập của học sinh để thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cha mẹ học sinh. Người giáo viên có những kỹ năng sau:
Quản lí lớp học và tổ chức các hoạt động của học sinh ở trong và ngoài trường, vận dụng, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động này và duy trì thái độ học tập tích cực và sáng tạo.
Giao tiếp với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp, thể hiện khả năng duy trì và phát triển mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. Phối hợp với lực lượng giáo dục trong xã hội để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Nghiên cứu khoa học giáo dục để nâng cao trình độ, không ngừng hoàn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.