Can đảm và nghĩa khí

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 80 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Can đảm và nghĩa khí

Can đảm và nghĩa khí cũng là một phẩm chất nổi bật của người nông dân Nam Bộ, đặc biệt là người nông dân khẩn hoang. Nếu can đảm là thái độ sống của con người trước những thử thách thì nghĩa khí lại nói đến sự ứng xử của con người trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa con người với tự nhiên. "Nghĩa" ở đây là tình nghĩa, đạo nghĩa, "khí" chỉ tâm thế sống của con người vì cái nghĩa mà dũng khí, khí phách. Bởi vậy, nguồn gốc cao đẹp của "khí" chính là xuất phát từ cái nghĩa, vì nghĩa mà hành động.

Chính Sơn Nam nhấn mạnh, "điệu nghệ là do chữ đạo nghĩa" [81], vì nghĩa mà con người hành động một cách điệu nghệ. Phẩm chất cao đẹp và

nghĩa khí hòa quyện vào nhau, trong sự can đảm của con người có nguyên do từ cái nghĩa mà hành động. Và người nông dân trong những ngày khẩn hoang lập ấp sinh sống qua cái nhìn nghệ thuật của những nghệ sĩ Nam Bộ mang trong mình sự kết hợp của những phẩm chất đáng quý này.

Can đảm và nghĩa khí biểu hiện rõ nhất chính là ở tâm thế con người dám đối mặt với thử thách. Đối với họ, bối cảnh sống hoang sơ những ngày đầu khẩn hoang chính là thử thách lớn nhất. Thế nhưng, những con người như ông nội, thím, tía của thằng Cộc đã đối mặt với những thử thách đó để khẩn hoang Nam Bộ. Trong không gian "rạch hoang vắng này đến kinh hiu quạnh nọ", nước mặn "tràn bờ, ngập sân", đất mặn chát, sự sống côi cút với những mùa lúa ít ỏi nhưng con người vẫn can đảm bám níu lấy mảnh đất này. Họ không chỉ can đảm bám níu mà họ còn sống một cách đầy nghĩa tình với thiên nhiên. Họ yêu đất, gắn bó với từng thớ đất, "dù đất không nuôi nổi con người" nhưng họ có cái nghĩa sâu nặng với đất. Con người nơi đây sẵn sàng hy sinh, ngã rạp mình làm thân cây tràm để đất thuần cho con cháu có thể sinh sống, để cuộc sống sẽ "đông vui hơn" như niềm hi vọng của ông cụ tóc bạc trắng suốt một đời khẩn hoang NamBộ (Rừng mắm). Đó là hình ảnh một mụ già đơn độc cố bám lấy rừng, bằng mọi cách chống chọi với những người phá khu rừng mà họ sinh sống từ lâu. Trong hành động can đảm chống trả lại của bà Mọi, dù phải chấp nhận cái chết với tiếng rú đầy tuyệt vọng và đơn độc nhưng bà đã thể hiện được cái nghĩa khí của một con người gắn bó với rừng, "thương rừng", quyết giữ lấy "khung cảnh quen thuộc của họ". Cái nghĩa với rừng chính là động lực giúp bà can đảm bám lấy, kiên quyết chống trả, giúp bà có sức mạnh ngăn dòng chảy của những con suối. Cuối vùng, con người đã lập đền thờ bà thể hiện sự cảm phục trước một con người can đảm, kiên trung, đầy nghĩa khí với khu rừng. Một con người đã hi sinh cả tính mạng để bám níu và bảo vệ lấy khu rừng thân yêu, đó là "người đàn bà oanh liệt đã bảo vệ quê hương đến hơi thở cuối cùng" [78, 958] (Bà Mọi hú). Như vậy, với con

người khẩn hoang, phẩm chất can đảm và nghĩa khí đã luôn song hành trong sự ứng xử của con người với cuộc vật lộn, chinh phục tự nhiên. Cái nghĩa nảy sinh rất giản dị mà cảm động, vì cái nghĩa với đất, với rừng mà con người quyết bám níu đến cùng, can đảm giữ lấy nó dù phải đổi lấy cả đời khẩn hoang, thậm chí cả cái chết.

Bối cảnh sống hoang sơ đó còn thử thách họ bởi những cuộc "chạm trán" với thú dữ, những con vật khó thương, thù địch họ, gây khó khăn trong cuộc sống của người nông dân Nam Bộ. Nhưng cũng chính trong những cuộc vật lộn, đấu tranh, với thú dữ để tạo lập mảnh đất sống, tạo lập quê hương thứ hai gắn bó với họ, lòng can đảm, tinh thần nghĩa khí càng được tỏa ra tạo nên vẻ đẹp "của những anh hùng vô danh" trong cuộc tranh đấu với tự nhiên dữ dằn. Vì vậy mà hình tượng được nhà văn chủ yếu khắc họa qua những hành động dũng cảm, khí phách, ngang tàng cương trực thẳng ngay của nhân vật. Đó là những hành động vì nghĩa.

Cái thuở hoang dã, ghê rợn "dưới sông sấu lội, trên rừng cọp tha", "con người và cá sấu tranh dành nhau từng tấc đất" [24], cuộc chiến với thú dữ là thử thách dữ dội nhất. Tuy nhiên, với người nông dân khẩn hoang, sau những cuộc chiến đấu can đảm, sống còn với chúng, điều đọng lại trong tâm tư của những con người nơi đây lại là một tấm lòng đạo nghĩa với những con vật khó thương. Hình ảnh cha con người nông dân Tư Đức trong cuộc chiến thiếu chết với con sấu ở sông Gành Hào, xuất phát từ đạo lý "của ông bà", Tư Đức chỉ giết một con, "giết một con là đủ, giết hết mình có tội với trời đất" [52, 201], và xin cho lập một cái miếu lá thờ đầu sấu. Hành động đó của nhân vật là một lối ứng xử đẹp của con người dẫu trong vất vả, cực nhọc và sống chết với chúng, nó xuất phát từ cái nghĩa đối với những sinh linh sống trong trời đất. Sơn Nam tin vào đời sống tâm linh "tôi ngày càng tin vào giá trị và sự cần thiết của văn hóa tâm linh đối với đời sống con người" và cái gọi là tâm linh đó của Sơn Nam bắt nguồn từ đạo nghĩa, từ văn hóa của nhân dân, có lẽ vì thế

mà có sức sống bền bỉ trong tác phẩm. Ứng xử của con người khẩn hoang với loài thú dữ, với lực lượng thù địch, khiến cho kẻ thù - tên kiểm lâm Tây, cảm động, ngạc nhiên, thán phục "người An Nam giỏi quá, hiền quá" [52, 201], "dè đâu người đốn củi lậu có tài có đức biết thương người, thương cuộc đời đến mức ấy" [52, 202]. Vẻ đẹp của lòng can đảm và tinh thần đạo nghĩa của người nông dân Nam Bộ là cội nguồn sực mạnh của nhân dân khiến cho kẻ thù phải nể phục, chấp nhận thất bại. Ông kiểm lâm Tây "đôi mắt mơ mơ màng màng như sám hối trong những giây phút sự hiểu lầm chồng chất trong ông suốt mấy chục năm qua" [52, 203]. Đó là cái nhìn đầy tin tưởng và phát hiện của Sơn Nam về vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ nói riêng và vẻ đẹp của nhân dân Việt nam nói chung, trong đó, vẻ đẹp tinh thần đạo nghĩa tạo nên sức mạnh, động lực chiến thắng kẻ thù lớn mạnh trong cuộc kháng chiến với cường quốc xâm lược Mỹ. Ta hiểu điều đó trong câu nói đầy khảng khái của nhân vật "vì đất nước chớ đâu phải vì danh lợi" [52, 201]. Như vậy, từ cái nghĩa đối với loài vật thù địch, Sơn Nam đã gửi vào nhân vật của mình truyền thống tinh thần cao đẹp, đó là nghĩa với kẻ thù. Cái nhìn nghệ thuật của Sơn Nam đã khái quát chuẩn xác phẩm chất cao đẹp của con người Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành giật sự sống, bởi vậy, ý nghĩa biểu tượng và sức ám ảnh của nó có chiều sâu hiện thực.

Trong việc chống lại "con heo khịt" phá hoại mùa màng của dân làng, "người bị nổ ruột, người thì bị tét đùi", ông Năm Tự cùng sự giúp sức của ông Hai Cháy quyết chiến, thừa sống thiếu chết, đến phút cuối cùng họ vẫn không bỏ cuộc. Sau chiến thắng con heo khịt hung dữ, "ông Năm Tự nằm mê man tại nhà, cơm ăn không trôi phải nuốt cháo cầm hơi". Dù vậy, ông vẫn tỉnh queo, háo hức "non nửa tạ hả, sướng quá" [50, 260]. Ở nhân vật này, tinh thần dũng cảm với "cái máu" hành động trở thành nhiệt huyết sống. Đó là những cuộc chiến đấu đầy hiểm nguy của con người để bảo vệ xóm làng những ngày

khẩn hoang đầy thú dữ, trong cái hiểm nguy đó, tâm thế sống của người nông dân Nam Bộ vẫn ngang tàng, dũng cảm trong cái chất phác, đời thường.

Qua những trang viết về nhiều cuộc đương đầu của người nông dân với thú dữ, điều đọng lại trong lòng người đọc không chỉ là cái dữ dằn của thiên nhiên, mà nổi bật vẫn là hình tượng những con người can đảm, chủ động dành lấy sự sống, thẳng ngay vì đạo nghĩa mà không màng danh lợi. Ông Năm Hên quyết tâm giết con sấu đã ăn thịt cặp vợ chồng trong đám cưới vì cái nghĩa với con người và cái nghĩa với nghề, mặc sự dị nghị của thiên hạ vì trên người cô dâu mang hai lạng vàng (Con sấu cuối cùng). Nhiều ngày vật lộn với bầy sấu, ông đã khẳng định thẳng thắn hành động vô tư của mình "bác giải nghệ rồi, cháu tưởng bác vì ham hai lạng vàng nên liều mạng cưỡi lên lưng con sấu hả?" [51, 21]. Câu nói bộc trực đã toát lên tâm thế sống của con người nông dân Nam Bộ, dù cuộc sống chỉ "trong căn chòi che tạm" [51, 13] nhưng vẫn hết mình vì nghĩa rồi ra đi "im lặng, với hai bàn tay không trong bóng tối" [51, 22], không màng ơn huệ, danh lợi. Đó còn là ông Năm Hên với tài nghệ "bắt sấu bằng hai tay không" (Bắt sấu rừng U Minh hạ) và bài hát ảo não rùng rợn giải oan cho những cô hồn bị sấu ăn thịt:

Hồn ở đâu đây? Hồn ơi! Hồn hỡi!

()

Ta thương ta tiếc Lập đàn giải oan …

Bài hát xuất phát từ cái nghĩa của hành động bắt sấu của ông Năm Hên. Lúc đầu, ta được chứng kiến tài nghệ bắt sấu của ông, và kết thúc truyện ngắn là cái tình của người bắt sấu trong tiếng hát như "phẫn nộ, bi ai", như "có tiếng khóc sụt sùi". Đó là sự biểu hiện cao đẹp của sự kết hợp giữa đạo nghĩa và dũng khí của con người khẩn hoang. Nhân vật Tư Đức sau khi đã sống chết hạ được con sấu ở "sông Gành Hào" trước sự thiết đãi của ông kiểm lâm

Tây, vẫn giữ được "khí phách ngang tàng" trước sự "quyến rũ" danh lợi theo ông kiểm lâm Tây: "vì đất nước chứ đâu phải vì danh lợi. Sách có chữ: "kiến nghĩa bất vi vô dõng giả" [52, 201].

Cái tình đối với thiên nhiên không chỉ bắt nguồn từ đời sống tâm linh dân gian, từ nghĩa tình với những sinh linh, mhiều khi còn bởi vì người nông dân Nam Bộ tìm thấy cái nghĩa ở những loài vật khó thương đó. Cứ "tháng chạp chim về", con chim sói già nua trở về đúng độ bên sân chim cũ "nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành" [52, 208]. Ông lão nông dân Nam Bộ với hai thứ tóc trên đầu nhận ra khi loài người đến khai thác sân chim để kiếm kế sinh nhai, loài chim chiến đấu bảo vệ đàn con, chúng "kêu la… khi trở về không gặp đàn con nghe vang dội cả góc rừng", chúng "trở về Biển Hồ với niềm oán hận thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa". Ông Tư chứng kiến cái tình cao đẹp của loài chim, nhưng ông ngạc nhiên hơn khi ngoài cái tình mẫu tử đầy bản năng ấy, loài chim vẫn vị tha bao dung với con người, hàng năm trở về sân cũ nhớ tiếc, như nhớ mảnh đất từng sinh sống của nó, nhớ cội nguồn. Hình ảnh con chim sói già bên ông lão với những "hung bạo của thời xuân xanh" đi khai hoang mở đất mang một ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Họ "không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn giông tố. Đây là Bá Nha, Tử Kì cảm thông cho nhau" [52, 215]. Điều đọng lại có phải dừng ở sự tri ân giữa hai tấm lòng của những người xa xứ đầy ân nghĩa với nguồn cội, có lẽ hình tượng đã mở ra những ý nghĩa sâu xa hơn. Nếu khẩn hoang là một cuộc chiến giành giật sự sống với thiên nhiên của con người, thì cuối cùng cả hai đều có những vết thương, họ tìm về tha thứ và bao dung "im lặng sau cơn giông tố", sự đồng cảm của họ chính là ở những vết thương đó. Sơn Nam không chỉ thấm thía "cái tình người khẩn hoang" - khẩn hoang nhưng đầy ân nghĩa với thiên nhiên, mà còn bộc lộ cái nhìn đầy nhân bản về chiến tranh. Sáng tác lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt ở miền Nam, Sơn Nam dùng cái xưa để thể hiện tấm

lòng với hiện thực cuộc chiến tranh của đất nước. Cái nhìn của Sơn Nam vượt xa hiện thực đó, ông nhìn thấy những gì chiến tranh để lại và tin vào tấm lòng bao dung của con người sẽ xóa những thù hận. Hình tượng nghệ thuật về người nông dân trong cuộc khẩn hoang Nam Bộ, bởi vậy, đem lại nhiều dư vị trong lòng người đọc.

Không chỉ trong mối quan hệ với tự nhiên, người nông dân Nam Bộ can đảm, nghĩa khí trong cả mối quan hệ người - người thường ngày. Trong mối quan hệ này, cái nghĩa hiện lên giản dị mà cảm động, nó giúp con người cùng nhau bước qua hoạn nạn trong buổi đầu tạo lập sự sống trên những mảnh đất mới này.

Sơn Nam nhìn thấy trong cuộc sống buổi đầu của con người Nam Bộ, cái nghĩa đơn sơ, chất phác giữa những con người trong quan hệ làng xóm. Qua câu chuyện nhẹ nhàng dường như không có những điểm nhấn,"bốn cái ngu" đọng lại cuối cùng là cái nghĩa cử cao đẹp của ông Hai Kiểm. Ông Hai Kiểm lãnh phải lấy thú tiêu khiển "không làm hại ai" [50, 107] làm một hành động đầy can đảm và trách nhiệm, vun vén hạnh phúc cho cặp vợ chồng trẻ hàng xóm Tư Hưng. Người đọc tò mò theo câu chuyện của ông già trong truyện, cuối cùng chưng hửng vì hóa ra đó chỉ là cái cớ để nhẹ nhàng, hài hước ông nhắc nhở vợ con hàng xóm. Cái nghĩa làm cho con người phục, làm con người muốn sống tốt. "Cháu phục mấy ông già xưa quá trời" [50, 107], câu nói của Tư Hưng thể hiện con người biết nghĩa, trước một ông già Nam Bộ giàu nghĩa. Cái nghĩa trở thành tiêu chí ứng xử giữa những con người với nhau trong quan hệ xóm làng, nhất là đối với những con người xa xứ đến Nam Bộ khai hoang, tạo lập cuộc sống. Xóm làng gần gũi trở thành bạn đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua những thử thách dữ dội của môi trường sống để sinh tồn, và từ đó nảy sinh tình người nhân hậu thủy chung. Đặt trong mạch chung của truyền thống tinh thần dân tộc Việt Nam, đất nước trong cuộc sinh tồn phải đối mặt với nhiều kẻ thù, thế quần tụ làng xóm, rộng hơn là

nhân dân trở thành mạch sống quý báu cho dân tộc. Phải chăng đó cũng là mạch biểu tượng mà Sơn Nam muốn hướng đến?

"Điểm cao quý nhất trong tác phẩm của Sơn Nam vẫn là tình thương đồng loại" [94]. Từ cái nghĩa xóm làng đến cái nghĩa đồng loại, người nông dân Nam Bộ thoát ra khỏi quan niệm làng, hướng tấm lòng cưu mang đến với tất cả con người trong hoạn nạn. Bởi họ hiểu, đó cũng là tình cảnh của những con người xa xứ với nhau. Trong không gian mênh mông là nước của những ngày lụt lội, người nông dân Nam Bộ nghèo khổ "linh đinh bèo nước biết về đâu?" [52, 11] ngay cả cái chết cũng không an lòng. Hình ảnh cha con lão Bích trên chiếc xuồng lênh đênh chờ nước giựt, và người cha sắp hấp hối mà "bờ bến ở tận chân trời" [52, 13] đem lại mối thương cảm xót xa trong người đọc (Một cuộc bể dâu). Trong cuộc "biển dâu" đó, tình thương đồng loại trong hoạn nạn đã cứu hai cha con lão Bích: ông bà hai Tích đã lo việc chôn cất cho lão Bích, cha thằng Kìm. Mặc dù, cái chết cũng long đong như "bãi bể nương dâu", không có đất yên nghỉ, nhưng không chỉ dừng lại "suy nghĩ cho phận làm người" [52, 19], Sơn Nam còn muốn khắc chạm trong lòng người đọc hình ảnh những con người nông dân nhân hậu, giàu tình nghĩa. Nhiều khi, vì cái tình nghĩa đồng loại mà con người phải từ bỏ tất cả khi thấy mình có lỗi với cái nghĩa. Thầy Hai Rắn từ bỏ nghề gắn bó, là niềm kiêu hãnh của thầy, là kế sinh nhai - nghề làm thuốc ngừa rắn, và thậm chí cả đứa con trai của lão ra đi (Cây huê xà). "giọt nước mắt bỗng dưng tuôn xuống" [50, 197] trước cái chết của cha con Lài vì cây huê xà không biết có thực hay không của thầy bắt

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 80 - 96)