Cách vận dụng phương ngữ của người kể chuyện

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 119 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Cách vận dụng phương ngữ của người kể chuyện

Phương ngữ là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội, thường phân chia theo lãnh thổ. Trong phương ngữ người ta thường chia ra phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội, ở đây chúng tôi khảo sát trên phương ngữ lãnh thổ, cụ thể là phương ngữ Nam Bộ.

Phương ngữ Nam Bộ là một trong các nhóm phương ngữ của tiếng Việt, được sử dụng tại khu vực Nam Bộ, Việt Nam. Đây là vùng phương ngữ hình thành muộn hơn so với phương ngữ Bắc, Trung bộ bởi vì nó gắn với lịch sử hình thành Nam Bộ. Nguồn gốc của phương ngữ Nam Bộ là ngữ âm tiếng Việt của người miền Bắc, miền Trung mang theo khi di cư vào Nam khẩn hoang. Tuy nhiên, khi vào miền đất mới, nhiều lí giải cho rằng do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, văn hóa (tiếp xúc với cư dân bản địa) nên tiếng Việt thay đổi dần và khác biệt khá lớn. Nó trở thành phương ngữ của miền Nam Bộ.

Với các nhà văn Nam Bộ, việc vận dụng phương ngữ khi sáng tạo nghệ thuật là điều không có gì đáng bàn. Sử dụng phương ngữ góp phần tạo nên màu sắc Nam Bộ cho tác phẩm văn học. Nhưng bản thân phương ngữ không thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, vì nó là sản phẩm chung của một vùng lãnh thổ, không của cá nhân nào. Việc nhà văn vận dụng phương ngữ như thế nào, đó mới chính là điểm sáng cần bàn trong tác phẩm nghệ thuật của họ.

Điều này càng có ý nghĩa với những nhà văn khai thác đề tài về cuộc khẩn hoang Nam Bộ, cuộc khẩn hoang toàn diện trong có có sự giao hòa, hình thành phương ngữ vùng miền. Đây cũng là một thử thách đối với những người nghệ sĩ, buộc họ không chỉ sử dụng phương ngữ mà còn phải khảo cứu phương ngữ Nam Bộ thời khẩn hoang để vận dụng phù hợp, chính xác.

Trong phóng sự của Phi Vân, việc sử dụng phương ngữ dường như "thiếu chăm sóc, thiếu chọn lựa tỉ mẩn" [1]. Cho nên, qua Đồng quê, người

đọc có thể được tiếp xúc với ngôn ngữ đặc sệt Tây Nam Bộ từ các tiếng địa phương đến lối nói của người Nam Bộ.

Việc vận dụng phương ngữ trong sáng tác của Sơn Nam có thể xem là một đặc sắc trong nghệ thuật của ông. Ngôn ngữ Nam Bộ tự nhiên đi vào trong lời người kể chuyện, đem lại cho người đọc cảm giác đang nghe một ông già Nam Bộ kể câu chuyện về chính những con người Nam Bộ. Ngôn ngữ Nam Bộ của người kể chuyện không khác ngôn ngữ nhân vật, và dường như, chính Sơn Nam cũng là một trong số các nhân vật đang xuất hiện trong truyện vậy.

Phương ngữ được biểu hiện trên nhiều yếu tố như cách phát âm, từ vựng, cách nói,… Trong Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam chú trọng khai thác trên hai phương diện chính: sử dụng phương ngữ Nam Bộ và lối nói của nhân vật.

Việc sử dụng phương ngữ của nhân vật trong Hương rừng Cà Mau

trước hết là ở hệ thống các từ ngữ của vùng Nam Bộ. Chẳng hạn như các lớp từ (theo thống kê của Huỳnh Công Tín trong Hương rừng Cà Mau - người nghiên cứu về ngôn ngữ Nam Bộ): bài kía, bến bạ, bòng bong, bối, bồn bôn, bồn cốt, buồm dưới nước, cà lang, cà ràng, cà ròn, chạy tờ, choại, chòi mui, củi lục, đất phát, điệu nghệ, gay chèo, giá triệu, ghe bè, ghe cui, ghe diệu, ghe giản, huê xà, hươi, lái ổi, len trâu, lóc, mái cuốc, mái dài, miệt thứ, miệt vườn, ngọc ong, ngủ nước, nò cạn, nò xiêm, nước rặc, nước ròng, phân đồng, phần do, phần thủ, sầu đâu, sỏ thượng, tam sên, tắt, tầm bo, thèo lèo, thị quá, thỏn mỏn, xã Tây, xài giấy năm trăm, xiêm lo, xính xái, xổ nho… [82]. Khi thống kê tách biệt như trên, người đọc dễ bị rơi vào mớ bòng bong, khó hiểu, thế nhưng, đi vào ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm, chúng ta hầu như có thể hiểu rõ nghĩa của chúng. Thậm chí hiểu một cách sinh động và biểu cảm.

Chẳng hạn, người đọc không biết ý nghĩa của từ “bác vật” nhưng qua hình tượng được xây dựng (Bác vật xà bông) ta hiểu đó là cách gọi của người

Nam Bộ về người làm nghề chế biến hoá chất hoặc kĩ thuật, kiểu như kĩ sư! Hay là từ “len trâu” cũng rất xa lạ với người đọc nhưng chỉ cần đi vào tác phẩm, có thể hiểu tường tận ý nghĩa của nó, hiểu một cách sinh động. Các nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam là những người nông dân Nam Bộ, bởi vậy việc sử dụng phương ngữ như là một hành động theo thói quen, không theo ý thức hoặc có một chủ đích nào. Nhờ vậy, Sơn Nam khai thác phương ngữ tự nhiên như chính đời sống của người nông dân vậy. Nhiều cuộc đối thoại trong Hương rừng Cà Mau, bình thường không có chuyện, sử dụng phương ngữ đậm đà chất đời sống của người nông dân Nam Bộ:

- Ông già nãy giờ nói chuyện chi với ai vậy? Bộ có giấu bà nào trong mùng hả? Hèn chi tôi nghe ông hát thiệt sức “mùi”!

- Có thuốc rê cho tao một điếu. Buồn, hát một mình. Mấy bữa rày túng quá [28, 52].

- Mưa vài đám nữa thì có môn leo lên nóc nhà mà ở [52, 38]

- Muốn đi không mậy? Chặng đầu họ mới len trâu tới chân núi Ba Thê, mình đuổi theo nhập bầy còn kịp, đây qua đó chừng nửa ngày đường. Lấy cái nóp mới của tao mà đem theo…Nói tằn khạo rằng, mình cũng chịu đóng cho yêu nước mười giạ lúa tiền công len trâu mùa nay [52, 40].

- Bà con biết không, nghe tới hoá học tôi điếng hồn. Rủi ro nó nổ bất tử. Nội mấy cái ly, cái bầu của ông cũng đủ ghim miểng nát mấy thi thể bà con mình [50, 75]

(…)

(Những từ gạch chân là phương ngữ Nam Bộ)

Có thể thấy trong những đoạn đối thoại, cái giản dị, chất đời thường của người nông dân Nam Bộ. Các yếu tố phương ngữ được sử dụng nhiều, tự nhiên là nhờ Sơn Nam đã đặt nhân vật trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Và có thể nói ngược lại, xét từ dụng ý của nhà văn trong xây dựng nhân vật, những yếu tố phương ngữ giúp hình tượng nhân vật thêm chân thực, gần gũi.

Ngôn ngữ nhân vật của Sơn Nam hầu như chưa có sự cá thể hóa, khi khảo sát ngôn ngữ nhân vật, người đọc không nhận ra được tính cách, trình độ, thành phần xã hội… riêng biệt toát ra. Tuy nhiên, lối nói của các nhân vật lại đậm chất Nam Bộ, thể hiện rõ tính cách, lối sống của người Nam Bộ, có lẽ, đó là đặc điểm riêng trong xây dựng nhân vật của Sơn Nam.

Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Sơn Nam chủ yếu ở dạng thể hiện trực tiếp qua các cuộc đối thoại đời sống (ngôn ngữ ở dạng lời nói của nhân vật). Ở nhóm này, chúng tôi nhận thấy nhân vật của Sơn Nam thường có cách nói đi thẳng vấn đề, ít sự quanh co, màu mè, ít hướng tới sự khó hiểu cho người nghe.

Chẳng hạn trong truyện ngắn Con sấu cuối cùng khi biết “tôi” vì tò mò mà đến ông Năm Hên để “điều tra những thủ đoạn”, và ông cai tổng Hy hiểu nhầm Năm Hên vì tham hai lượng vàng trên người cô dâu mà liều mạng với sấu, ông Năm Hên không quanh co, nói thẳng suy nghĩ của mình:

- Lỗi phải gì? Bác giải nghệ rồi. Cháu tưởng bác vì tham hai lượng vàng nên liều mạng mà cưỡi lên lưng sấu hả? Thôi mình vô nhà, nói vài lời nữa rồi ai về nhà nấy [51, 21]

- Đừng cho ổng biết gì ráo? Hồi cưỡi trên lưng sấu bác đâu nhớ tới hai lượng vàng? Bác ra nghề lần chót đâu phải vì cai tông Hy mà vì lí do khác. Nếu tiếc hai lượng vàng, ổng cứ mượn thợ chài tới đó mà vãi…mò lên [51, 21].

Để giải toả hiểu lầm của mình ông Nam Hên nói rất thẳng, không quanh co, dài dòng. Qua cách nói đó, ta hiểu phần nào tính cách người Nam Bộ, thẳng thắn, đơn giản, sòng phẳng, không kiểu cách, câu nệ.

Lối nói thẳng, đi ngay vào vấn đề thể hiện ngay trong cả những vấn đề tế nhị như chuyện duyên tơ. Con Bảy đưa đò thổ lộ hết sức thẳng thắn, không quanh co lụa là, với chàng trai trên sông:

“- Bao giờ chàng trở lại. Em xin chờ. Chàng cười mà đáp:

- Cám ơn.

- Lời em hứa là chắc. Hay chàng không tin nơi lời nguyền của gái đưa đò.” Trong lời nói của con Bảy có vẻ như đơn giản, không quanh co phức tạp như tâm trạng của người con gái hẹn ước. Tuy nhiên, trong kiểu nói thẳng thừng đó của con người Nam Bộ đã ẩn chứa sự chắc chắn, kiểu “lời nói đinh đóng cột”. Ta hiểu điều này qua cuộc đời thuỷ chung của con Bảy sau lời hẹn ước trên sông.

Có khi, ngôn ngữ nhân vật mang tính ngang hàng, ít có tôn ti, con người trong truyện ngắn Sơn Nam nói rất thoải mái, ít bị sự gò bó của lễ nghĩa. Trong cuộc nói chuyện của hai vợ chồng chú Tư (Mùa len trâu) người đọc thấy được lối nói hết sức tự nhiên, thoải mái của họ:

“Thím Tư hơi giận:

- Nghề gì? Chăn trâu mà cũng học nữa à? Tôi không ham cái nghề đó. - Má nó nói giỡn hay sao chớ (…)

Chú Tư lại vấn thuốc hỏi vợ:

- Má nó ngủ hay thức? Nãy giờ nghe không? Sao không ừ hử gì ráo, hay là ngủ rồi…

- Tôi nằm nghe đây mà. Nghe bằng lỗ tai chớ nghe bằng miệng sao mà ừ hử từng chập?

- Má nó nghe à? Tôi nói tới khúc nào rồi?

- Tới lúc trâu từ Ba Thê lội qua Bảy Núi!” [52, 42].

Cuộc trao đổi giữa hai vợ chồng không có chút phân biệt nào, dường như, lối nói chuyện của thím Tư nhoè đi cái sự phải nhún nhường của người phụ nữ. Tuy nhiên, không vì thế mà thím Tư được nhìn nhận là “trắc nết”, người đọc nhận ra sự chân tình đằm thắm mà hết sức giản dị trong cuộc sống của vợ chồng họ. Trong cách nói chuyện của họ, cuộc sống dẫu cực nhọc nhưng vẫn toát lên cái ấm áp của không khí gia đình. Bình đẳng trong ứng xử nói năng đến bình đẳng trong cuộc sống là một đặc điểm đáng quý của con

người Nam Bộ. Tôn ti không phải là cái nghĩa, nó chỉ là hình thức gò bó. Bởi vậy, xuất phát từ tính cách phóng khoáng của con người Nam Bộ, cái tôn ti mờ dần, tuy nhiên, không vì thế mà cái tình nghĩa, đạo lí lại nhẹ đi, nó vẫn ấm áp, đằm thắm toả ra trong khó khăn, nhọc nhằn.

Đôi khi, ngôn ngữ người Nam Bộ lại pha những chất “cà chớn nếu không nói là “thô” trong cuộc sống thường ngày. Đó là thói quen của những người nông dân chất phác hồn nhiên, dân dã, mộc mạc, cuộc sống suốt đời gắn bó quẩn quanh bên ruộng vườn sông rạch. Trong cuộc nói chuyện của những người dân, Sơn Nam đã thể hiện sự gần gũi am hiểu sâu cái giản dị bỗ bã trong đời sống của họ. Trong truyện ngắn Đồng thanh tương ứng, các nhân vật sau chuyến đi kéo tàu cho Tây về, ai nấy “mình mẩy rêm nhức”, khi nghe tiếng kéo tàu của chú Huê kiều “ai nấy nhẩy nhổm, mở cửa sau mà chạy, sau khi… trăn trối với vợ con:

- Trời! Mới kéo một chuyến mà đã mệt đuối. Kéo thêm chuyến nữa chắc chết luôn. Má bầy trẻ nhớ nói tôi đi đón củi rồi nghe. Tổ cha…thằng hương ấp Thum [51, 112].

Hay trong một truyện ngắn khác:

- Lại đây đại ca. Uống một hớp cho tỉnh táo để thính lỗ tai nghe tụi tôi hạch tội.

- Cha nội này tiếc của dùm cho ông Lơ Pheo. Cá này là cá của nhà mình mà. Tại sao đại ca lại trung thành “bất tử” với ổng [51, 85].

Sơn Nam phải có một sự trải nghiệm sâu vào ngôn ngữ đời sống Nam Bộ mới có thể thể hiện sinh động và thật đến như thế. Qua lối nói đó, hình tượng hiện lên với tất cả những tính cách đời sống vốn có của người nông dân Nam Bộ.

Khám phá ngôn ngữ của nhân vật là những người nông dân Nam Bộ, Sơn Nam đã dựng nên những bức tranh đời sống chân thực, tự nhiên đến vô ngần. Để có được điều này, ngoài sự thâm nhập vào cuộc sống của người

nông dân Sơn Nam còn thể hiện một bút lực già dặn nhuần nhuyễn trong việc đưa ngôn ngữ đời sống vào văn học.

Trong cuộc sống của người nông dân Nam Bộ, sông nước là một không gian sống chủ yếu. Do đó, Sơn Nam khi khai thác ngôn ngữ nhân vật, ông cũng đã chú trọng hướng tới “ngôn ngữ sông nước” của họ. Ngôn ngữ sông nước ở đây không chỉ là những từ ngữ chỉ những hành động, sự vật liên quan đến sông nước như ghe, xà, giăng câu, rạch..., mà trong ngôn ngữ nhân vật đã có sự gắn bó với văn hoá sông nước, với những điệu hò, câu hát của vùng miền Nam Bộ. Trong ngôn ngữ của con Bảy không chỉ có ngôn ngữ đời sống mà còn có ngôn ngữ gắn với văn hoá dân gian của vùng Nam Bộ trong hình thức hò đối đáp trên sông nước. Nghe những câu hò của con người Nam Bộ, ta thấy thấm thía hơn văn hoá ứng xử của những con người nơi đây:

“- Đêm khuya anh thức dậy xem trời;

Anh thấy sao Nguyệt Bạch, ngó xuống lòng rạch, anh thấy con cá chạch nó lội đỏ đuôi.

Nước chảy xuôi, con cá buôi nó lội ngược. Nước chảy ngược, con cá nược nó lội theo. Anh than với em rằng số phận anh nghèo, Đữa tre đâu dám đánh đèo với đũa mun.” Và con Bảy lảnh lót đuổi theo, đối đáp lại:

“- Canh khuya em thức dậy, em lau nĩa rửa đĩa dọn bàn, Tay em sang rượu chát, miệng em hát một đôi câu

Trên lầu kia có tiếng chuông đánh rộ, Dưới nhà việc trống để tàn canh.

Em đây lịch sự chị đó mà đi đâu năm bảy người giành? Giả như con cá kia ở chợ, dạ ai đành nấy mua

Tiếng hò cất lên trên dòng sông khi vút cao, khi trầm xuống làm xao động cả dòng sông. Qua điệu hò trên sông, Sơn Nam dựng lên bức tranh đời

sống tinh thần của con người Nam Bộ. Trong điệu hò tỏ tình của những chàng trai cô gái miền kênh rạch, có hình ảnh cuộc sống qua những lối ví von, có nỗi niềm chất chứa, “có cái tình người khẩn hoang”. Đặt những điệu hò miền sông nước Nam Bộ vào ngôn ngữ nhân vật, đó cũng là cách tô đậm tính chất ngôn ngữ vùng miền của Sơn Nam.

Vận dụng phương ngữ khi xây dựng nhân vật, Sơn Nam thường gắn với kiểu ngôn ngữ nhân vật thể hiện trực tiếp qua lời nói. Điều này rất phù hợp với việc Sơn Nam chú trong xây dựng nhân vật hành động. Bởi vậy, nó thường đơn giản, thẳng thừng, không màu mè kiểu cách, không có những chiều sâu tâm lí, những trăn trở phức tạp trong lời nói. Hình thức nhân vật nói trực tiếp, bộc lộ trực tiếp là chủ yếu cũng là sự minh chứng cho phẩm chất của con người Nam Bộ, dứt khoát, bộc trực, thẳng ngay, ít có những điều ẩn khuất, dấu kín.

Nếu Sơn Nam kể chuyện bằng phương ngữ Nam Bộ, một người Nam Bộ thực thụ kể về những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của những người khẩn hoang Nam Bộ thì Bình Nguyên Lộc có điểm khác. Bình Nguyên Lộc là một người kể chuyện nhưng cũng là người phân tích, lựa chon ngôn ngữ trong khi kể. Có lẽ, không chỉ là một nhà văn, ông còn là một nhà khảo cứu ngôn ngữ, cho nên, trong khi vận dụng phương ngữ Nam Bộ ông thường cố gắng giải thích ngay nghĩa bên cạnh "chữ này ngoài Bắc dùng chỉ chữ gì". "Đôi khi còn phê bình luôn là chữ Nam hay chữ Bắc hay hơn, có lý hơn hoặc nói rõ xuất xứ tại sao lại có sự khác biệt như vậy" [32]. Mặc dù, điều này làm cho đôi khi văn của Bình Nguyên Lộc hơi dềnh dàng nhưng đó là cách nhà văn luôn tìm mối liên hệ giữa phương ngữ Bắc, Nam trong khi sử

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 119 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w