Ghi chép và tưởng tượng

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 111 - 119)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Ghi chép và tưởng tượng

Trong phóng sự Đồng quê, chúng ta có thể thấy nổi bật tính chất ghi chép chân thực, sống động, một mặt từ yêu cầu thể loại, mặt khác nó chứng tỏ trải nghiệm thực tế về cuộc sống của người nông Nam Bộ của Phi Vân. Đối với truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, tính chất ghi chép và tưởng tượng hòa trong nhau. Ghi chép có được trên cơ sở khảo cứu, trên cơ sở vốn sống và của những người nghệ sĩ luôn sống và lăn lộn với thực tế. Hình tượng được xây dựng trên nền tảng chất liệu sử thực đó, nhà văn đã biết khéo léo kết hợp yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhằm móc nối câu chuyện. Như chúng tôi đã nói, bản thân chất liệu các nhà văn đưa vào đã hấp dẫn cho nên, yếu tố hư cấu không cần nhiều. Có chăng, tưởng tượng, hư cấu là một cách sắp xếp lại hiện thực, nhào nặn chất liệu thực để nó "nghệ thuật" hơn, có điểm nhấn hơn. Về cơ bản, những ghi chép hiện thực chân thực vẫn là nền tảng để làm nên sự độc đáo, hấp dẫn cho hình tượng.

Tính chất ghi chép có thể thấy qua nhiều truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và phóng sự của Phi Vân. Với phóng sự, tính chất ghi chép chính xác cụ thể là đặc trưng, riêng với truyện ngắn, các nhà văn vẫn chọn

kiểu ghi chép tỉ mỉ và xác thực. Các truyện ngắn của Sơn Nam như: Bắt sấu rừng U Minh hạ, Con heo khịt, Người mù giăng câu, Mùa len trâu,…hay Bám níu, Rừng mắm... của Bình Nguyên Lộc, là những bức tranh chân thực từ đời sống được nhà văn dựng lại. Nhà văn quan sát, trải nghiệm và ghi chép về một khu rừng "sấu nhiều như trái mù u chín rụng", miêu tả tỉ mỉ: "con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sấu già, trợn mắt, hướng về lũ người, rồi bò thối lui vào giữa lòng ao để thủ thế" [50, 86]. Không chỉ miêu tả kĩ, chân thực bức tranh nơi tu tập của loài sấu trong rừng U Minh, tác giả con ghi chép một cách chi tiết, chính xác việc bắt sấu bằng hai tay không đầy điệu nghệ của ông Năm Hên. Câu chuyện tưởng như là bịa nhưng kì thực qua lời kể của nhà văn, người đọc tin ngay vì tính hợp lí của quá trình bắt sấu bằng hai tay không: đầu tiên "lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn từ bờ ao lên rừng chừng mười thước", chuẩn bị dây cóc kèn, cây mốp tươi chặt ra từng khúc, sau đó, châm lửa vô sậy đế, "cóc kèn xung quanh bắt cháy xuống đám sậy đế trong ao… bị khói cay cay mắt, ngộp thở, phần vì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu hả miệng hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng.." [50, 90]. Khóa xong miệng sấu, đến bước cắt gân đuôi sấu, trói hai chân sau, chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình. Những ghi chép tỉ mỉ đó là kết quả của sự khảo cứu, của vốn sống và sự am hiểu về sinh thái, cả những sinh hoạt của con người miền Nam Bộ. Vì vậy, đọc những truyện ngắn của Sơn Nam, người đọc có thêm được sự hình dung về hoàn cảnh sống, công việc của những con người khẩn hoang qua những trang ghi chép rất tỉ mỉ, chân thực mà hấp dẫn. Đó còn là những ghi chép sinh động trong trận chiến kịch liệt với con heo khịt của loài người, bí quyết giăng câu giỏi của ông lão mù sống lâu năm trên

mảnh đất Nam Bộ, thuộc đến từng con rạch, bờ kênh, từng ngã rẽ, là câu chuyện về mùa len trâu bình dị, đời thường bước vào trang sách…

Bình Nguyên Lộc kể câu chuyện về người nông dân khẩn hoang Nam Bộ không nhiều như Sơn Nam nhưng ông cũng có những ghi chép chân thực câu chuyện về người nông dân khẩn hoang Nam Bộ. Đó là câu chuyện về hành trình khai hoang, thuần hóa đất gầy dựng sự sống tại vùng Ô Heo của gia đình nhà thằng Cộc, một gia đình côi cút sống giữa miền hoang dã hiếm hoi lắm dấu chân loài người (Rừng mắm). Bằng quan sát của mình, nhà văn đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên hoang sơ thử thách và cuộc chiến của con người trong quá trình chinh phục, thuần hóa tự nhiên. Ghi chép của Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm được thể hiện qua cái nhìn của thằng Cộc, một đứa trẻ mới lớn, cho nên, càng chân thực hơn. "Ông nội nó với tía nó nó đốt rừng tràm từ ngoài bờ rạch. Gió thổi vô rừng và lửa, như con vật khổng lồ, đã táp một cái vào khối thịt xanh um của biển rừng tràm này. Thành ra ruộng của nhà nó mang một hình tròn kì dị, không tròn đều đặn vì không ai chỉ huy được sự cháy rất là rắn mát của ngon lửa (...). Lúa ruộng chín, cây lúa cao quá, ngã rạp xuống để lòi trăm ngàn gốc tràm lên, trông như ai đóng cọc để cất nhà sàn; năm xưa đốt rừng nhưng không đủ sức đánh những gốc tràm tươi rói không cháy được này, tía thằng Cộc đành cấy lúa giữa gốc ấy, mãi cho đến ngày nay mà gốc vẫn chưa mục" [78, 647]. Nhà văn đã ghi lại những chi tiết tưởng chừng rất nhỏ nhưng làm sống dậy cả một quá trình khẩn hoang, thuần hóa đất, giành đất với thiên nhiên hoang dã của con người.

Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc có thể xem là những ghi chép chân thực, đầy am hiểu của nhà văn về Sài Gòn với những hàng me, những con sông, những buổi quà đêm, những chùa chiền, đền miếu. Qua đó, Sài Gòn, một thành phố chưa có bề dày như Hà Nội, Huế, nhưng được hiện lên với một vẻ riêng, ấn tượng riêng trong người đọc.

Bản thân những câu chuyện có thực về người nông dân khẩn hoang Nam Bộ đã hấp dẫn cuốn hút, cho nên, chỉ ghi chép và tổ chức lại, không cần hư cấu, tưởng tượng nhiều cũng trở thành những truyện ngắn thú vị độc giả. Những ghi chép đó có được từ vốn sống, sự trải nghiệm và chỗ đứng của nhà văn với cuộc đời của nhân vật. Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam không chỉ là những nhà văn, họ còn là những nhà khảo cứu về con người, văn hóa Nam Bộ. Nhờ vậy, họ có những ghi chép đầy sống động, thực tế, chính xác. Chính Bình Nguyên Lộc đã tâm sự rằng, để viết truyện ngắn Rừng mắm ông phải mời Sơn Nam về tận quê hương Tân Uyên của ông rồi đề nghị người miền Tây chính gốc kể về quá trình sinh thành phù sa [96]. Hay ghi chép về cuộc "biển dâu" của cha con lão Bích (Một cuộc biển dâu), là hình ảnh chân thực đáng thương về mùa nước nổi của miền Nam Bộ, con người chết không có chỗ chôn, phải dùng cối đá đè xác xuống. Những chi tiết đó thật sự là vốn sống cần mẫn của người "lội bộ" vào mọi ngóc ngách cuộc sống, đào sâu vào văn hóa của người nông dân Nam Bộ. Sự khảo cứu công phu của những người nghệ sĩ này đã đem lại cho họ những trang viết không cầu kì, màu mè mà sống động chất liệu hiện thực, và có lẽ, sức hấp dẫn của chất liệu chính là nó đã qua sự trải nghiệm của bản thân các nhà văn trong thực tế để đưa vào tác phẩm. Hơn nữa, để có những ghi chép đầy thuyết phục ấy, nhà văn đứng ở vị trí của người trong cuộc để không chỉ nhìn mà còn cảm nhận, lắng nghe lời nói của nhân vật từ biểu hiện bên ngoài đến ý nghĩ. Sau những ghi chép tỉ mỉ về trận quyết chiến giữa ông Năm Tự, ông Hai Cháy với con heo khịt, nhà văn đã ghi lại được hình ảnh chân thực, rất đời thường, mộc mạc của người nông dân. Chúng tôi xin trích đoạn ghi chép này:

"Hôm sau, ông Năm Tự nằm mê man tại nhà, cơm ăn không trôi, phải nuốt nước cháo cầm hơi. Nhưng khi có ông Hai Cháy tới, ông Năm ngồi dậy như cái máy:

- Sao?

Hai Cháy đáp:

- Một trăm bảy chục kí lô! Cái nanh dài hai tấc. Ông Năm Tự gật đầu lia lịa:

- Non hai tạ hả? Sướng quá…" [50, 260].

Đó là những ghi chép chân thực về tâm lí của người nông dân, qua đó, hình ảnh họ đi vào lòng người với tất cả sự thuần hậu, mộc mạc mà đáng yêu. Niềm vui của họ đơn sơ nhưng lây lan cả trang sách, tỏa ra sự lạc quan trong những nhọc nhằn sinh tử của người nông dân khẩn hoang Nam Bộ. Những ghi chép chân thực đó không chỉ là vốn sống, sự trải nghiêm thực tế của các nhà văn mà hơn thế chính là thành quả của lao động nghệ thuật công phu, cần mẫn của người nghệ sĩ.

Bên cạnh sự ghi chép tỉ mỉ, sinh động, công phu, trong một số trường hợp, trên cơ sở ghi chép, nhà văn vẫn dùng đến yếu tố tưởng tượng (không phổ biến) nhằm móc nối các sự kiện tạo nên mối liên hệ giữa các mảng hiện thực trong tác phẩm. Đó cũng là cách để nhà văn xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, chủ đề.

Trong truyện ngắn Ba con cáo, trên nền hiện thực câu chuyện diễn ra ở phố Phát Diệm, họ Cầu Kho có một vùng đất thánh đầy lau sậy, bùn non, nước tù… bao vây, cách biệt với mọi người, trên đó có những ngôi mộ cổ có, mới có, nhà văn đã dựng nên câu chuyện về ba mảnh đời "tội đồ" của xã hội. Một con chồn, đục hang làm nhà dưới ngôi mộ biệt lập, chốn bùn lầy nước đọng dân ngụ cư không ai bén mảng tới, ngày chui xuống mộ, tối mò ra nhà dân ăn cắp gà. Một anh Sáu Sửu, người hành nghề "đạo chích" và bị truy nã ráo riết, anh ta đến lấn đất ở của người chết, dựng mái nhà lá ngay trên ngôi mộ cách biệt với loài người này. Một mụ điếm "đánh hơi" thấy vùng an toàn, cũng dựng lều ở một ngôi mộ bên cạnh, tránh lính kiểm tục. Ba kiếp sống lạ thường tưởng như chẳng liên quan gì đến nhau nhưng họ lại tìm được ở nhau

cái giống, cả ba đều là chồn, cáo, chui rúc tránh sự kiểm soát của xã hội. Họ tìm được nỗi băn khoăn chung, đó là nỗi sợ, "con cáo chính hiệu thì sợ con chó béc giê, con cáo già sợ công an, còn con hồ ly cáo cái thì sợ lính kiểm tục" [78, 683]. Và vì vậy, những kiếp sống xa lạ xích lại gần nhau "để bảo vệ nhau khi cần. Và nhất là để an ủi lẫn nhau" [78, 683]. Và khi mùa mưa đến, ba con cáo không còn kiếm được miếng ăn, họ cũng dựa vào nhau mà sống bằng cách ăn thịt nhau. Hai con cáo mang mặt người bị "bệnh đói", họ tìm đến con cáo thứ ba, rồi "họ nhỏ trên máu con chồn vài giọt nước mắt rồi thịt nó liền mà không nghe nhờm răng" [78, 687]. Hai con chồn đói đã xơi một con chồn no. Và đến hai con chồn đói có thể sống được bao lâu trên đảo chỉ có chừng họ với nhau, rồi có thể lại phản bội nhau như phản bội con chồn kia để cứu lấy cơn đói của chính mình. Như vậy, từ ba nhân vật đơn lẻ, nhà văn đã hư cấu tạo nên một thế giới, một xã hội khác ngoài cái ồn ào, phồn hoa của đô thị Sài Gòn, họ quan hệ với nhau để cùng tồn tại và có thể phản bội nhau khi cần. Mối liên hệ giữa ba "tội đồ" khiến người đọc không khỏi chạnh lòng, đó là những câu chuyện lạ nhưng nó phản ánh chân thực những mảng hiện thực của xã hội. Đằng sau sự náo nhiệt của cuộc sống Sài Gòn, của xã hội loài người là những mảnh đời chui lủi, sống "kí thác" vào bất cứ nơi nào, kể cả trên những ngôi mộ. Dựng nên câu chuyện về ba con cáo như một góc đời sống thu nhỏ, nhà văn không chỉ thể hiện nhận thức về mặt trái, mặt chìm của xã hội mà còn phản ánh "dung nhan tàn tạ… của những người sống ngoài lề, của dân lậu, sống chui, suốt đời không căn cước" [32]. Nhưng, đó cũng là một phần trong cuộc sinh tồn khốc liệt của con người để bám lấy sự sống mà Bình Nguyên Lộc muốn gửi đến người đọc.

Tưởng tượng, hư cấu còn được nhà văn sử dụng trong câu chuyện về đền thờ Bà Mọi trên núi Bà Mọi, người đàn bà đã tự tay mình làm một việc phi thường, tắt dòng chảy của sáu con suối. Câu chuyện có thật về hành trình người Việt di cư vào Nam phá rừng khẩn hoang, gặp người Sơn Cước sống từ

lâu với rừng tìm mọi cách ngăn cản. Họ gắn bó với rừng "như cá với nước" cho nên họ tìm mọi cách chống phá công tác phá rừng khai hoang của người Việt. Nhà văn đã dựng nên hình ảnh một con người cụ thể, đó là bà Mọi, người đàn bà oanh liệt nhất, thủy chung nhất đã kiên quyết bàm trụ lấy khu rừng thân yêu đến giờ phút cuối cùng. Có thể hành động ngăn dòng suối là tưởng tượng, bịa đặt của nhà văn, và cái chết oai hùng của bà Mọi với tiếng rú tuyệt vọng "như kêu gọi đồng bào sơn dã" cũng là những yếu tố tưởng tượng,. Nhưng, nhờ vậy, hình tượng nhân vật đã để lại niềm đau xót, cả những trăn trở trong lòng người đọc, những suy ngẫm về hành trình khẩn hoang Nam Bộ của con người. Tiếng rú của bà Mọi khiến "người Việt se thắt lòng lại, quặn đau một niềm bất nhẫn" [78, 957], và nhà văn đã đặt ra một dấu hỏi, liệu trên hành trình khẩn hoang, người Việt đã bao nhiêu lần bất nhẫn như thế, tiêu diệt dân Chàm? Nhà văn với lương tri của người cầm bút đã không ngần ngại xây dựng nên bức tượng cho bà Mọi, "dù không có trong sách địa dư nào ghi chép" nhưng đó là sự sám hối của những người đi cướp đất, tiêu diệt một cách dã man những con người cao đẹp - thà chết nhưng vẫn oanh liệt bám níu lấy quê hương đến cùng.

Có thể nói, với tưởng tưởng, hư cấu này, Bình Nguyên Lộc đã thể hiện ngòi bút chân chính, nhìn hết mọi ngóc ngách của vấn đề khẩn hoang Nam Bộ. Hình ảnh bà Mọi với sức mạnh của tình yêu rừng, nhưng phải chết một cách dã man với tiếng rú ghê rợn chính là "tòa án lương tâm" cho người Việt "nhìn nhận tội lỗi để có thể trưởng thành trong niềm tự vấn đớn đau" [32].

Trong Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc bên cạnh những ghi chép chân thực, đầy lịch lãm, (chúng tôi đã nói ở trên), là trí tưởng tượng hấp dẫn của nhà văn. Qua những câu chuyện được viết ra như

Sông Ông Lãnh, Hui nhị tỳ I, II,… nhà văn đã tìm lại gương mặt của Sài Gòn, thành phố sinh ra từ một dòng sông. Bình Nguyên Lộc "đào xuống, đào sâu

vào lòng đất, lòng người để tìm cái dĩ vãng chưa có của Sài Gòn" [32], tưởng tượng ra những câu chuyện về sự sống chung giữa người sống và người chết nơi thành phố sầm uất này. Ông dựng lại một quá khứ của Sài Gòn với những "hồn ma cũ", vươn mình lên từ "da thịt người chết", "xây cất trên một bãi tha ma mênh mông". Những liên tưởng về quá khứ của Sài Gòn đã gợi dậy trong lòng người đọc một lịch sử đặc biệt của thành phố này, thành phố mang trong từng thớ đất linh hồn người chết, người ta có thể thấy căn cước mình trong từng lòng đất, lòng nước. Thành phố chưa kịp có bề dày như Hà Nội nghìn năm, nhưng nó mang cả một quá khứ khốc liệt về cuộc cạnh tranh sinh tồn mà người sống sống trên cả những nghĩa địa của người chết.

Sơn Nam không sử dụng nhiều yếu tố tượng, hư cấu. Nhưng, trong một số tác phẩm, cần thiết vẫn xuất hiện. Chẳng hạn trong Hai con cá, nhà văn đã

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong văn xuôi nghệ thuật của phi vân, bình nguyên lộc, sơn nam luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w