Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường dạy nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 94)

15 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài đơn vị tham gia phát triển trường dạy nghề (công tác XHH DN).

3.2.3.Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường dạy nghề

dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường dạy nghề

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL trường dạy nghề là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả dạy nghề của đơn vị. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển dạy nghề.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Nghị quyết TW3 (khoáVIII) nhấn mạnh: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”.

Điều 25, 26, 27 Pháp lệnh Cán bộ Công chức ghi rõ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là cần thiết để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức nói chung. “Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phải chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ”.

Đội ngũ CBQL trường dạy nghề là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu đào tạo nghề thành hiện thực. Xu thế đổi mới giáo dục - đào tạo nghề để chuẩn bị cán bộ cho thế kỷ ở các nước trên thế giới, trong khu vực cũng như ở nước ta, đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất và năng lực, làm thay đổi vai trò và chức năng của đội ngũ CBQL trường dạy nghề. Thực sự chăm lo cho GD & ĐT, bồi dưỡng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường dạy nghề là giải pháp tạo nên sự chuyển biến chất lượng giáo dục, đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH.

Đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình con người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hoạt động cho mỗi con người: “Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng được quy định bởi nội dung của các phẩm chất và năng lực định hướng phát triển của người CBQL giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng

còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người”.

Công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập, giao lưu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và CBQL giáo dục, đào tạo nghề nói riêng không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục, dạy nghề cần làm cho đội ngũ CBQL các cơ sở dạy nghề nói chung và CBQL trường dạy nghề nói riêng ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp dạy nghề.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng được phân thành hai nhóm: CBQL đương chức và CBQL trong quy hoạch.

- Với cán bộ quản lý đương chức, cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm:

+ Bồi dưỡng đầu năm học về nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

+ Bồi dưỡng bổ túc các kỹ năng quản lý. + Bồi dưỡng theo các chuyên đề.

Có những quy định bắt buộc CBQL phải tham gia các khoá bồi dưỡng cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng đối với CBQL. Có những chính sách khích lệ, động viên CBQL tự học, tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

Có kế hoạch đào tạo đối với CBQL với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ gồm:

+ Đào tạo chuyên môn trên đại học, hoặc về chuyên ngành ở các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Thái Nguyên, Trường Cán bộ quản lý giáo dục,...

+ Đào tạo lý luận chính trị (trung cấp, cao cấp) tại các Phân viện, Học viện chính trị quốc gia, Trường Chính trị tỉnh.

+ Đào tạo (trung cấp, cao cấp quản lý nhà nước) tại các Phân viện, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị tỉnh.

+ Đào tạo ngoại ngữ, tin học.

- Với cán bộ quản lý trong quy hoạch:

Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với công tác quy hoạch cán bộ thể hiện ở 2 giai đoạn: Trước quy hoạch và sau quy hoạch.

Giai đoạn trước quy hoạch: Diện cán bộ đã qua đào tạo càng rộng, trình độ

cán bộ được đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch càng phong phú và có chất lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ gây khó khăn cho công tác quy hoạch: thiếu điều kiện, tiêu chuẩn để quy hoạch dẫn đến quy hoạch vội vã, hình thức.

Giai đoạn sau quy hoạch: Đây là giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng có vai trò

quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó là một quá trình công phu, gian khổ, phải đào tạo, bồi dưỡng,

thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch, để thực hiện có kết quả kế hoạch đã được thông qua. Để thực hiện tốt vấn đề này cần phải:

+ Lựa chọn, cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch: Là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, giáo viên dạy giỏi đã kinh qua công tác đoàn thể như: Công tác Đảng, công tác Đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn, Thanh tra nhân dân; có phẩm chất chính trị vững vàng (là Đảng viên hoặc đối tượng Đảng), nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thời gian công tác trong ngành ít nhất 5 năm trở lên, tích cực trong hoạt động Đảng, đoàn thể, có uy tín trong cán bộ, giáo viên.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm, 5 năm.

+ Lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng... lấy tiêu chuẩn CBQL làm căn cứ.

+ Có biện pháp thích hợp để phối hợp liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhằm quản lý cán bộ và đo lường, nắm bắt được hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

+ Bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL đào tạo nghề nằm trong nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước đã được quy định trong Quyết định 874/TT ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ gồm 6 nội dung cơ bản sau:

+ Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nNà nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.

- Phương thức và hình thức đào tạo, bồi dưỡng là đào tạo tập trung, cơ bản, có hệ thống. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng là cán bộ kế cận, cán bộ tạo nguồn. Các phương thức đào tạo khác phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau như đào tạo tại chức, chuyên tu, hàm thụ.

- Các hình thức bồi dưỡng là bồi dưỡng thường xuyên và tập trung.

+ Công tác bồi dưỡng trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục, dạy nghề. Mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình công tác. Công tác bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều cách như: Tự học, hoạt động trong thực tiễn đào tạo nghề, tham gia các buổi hội thảo, theo học các khoá bồi dưỡng ngắn hạn... Trong đó, tự học, tự nghiên cứu là cách bồi dưỡng cơ bản nhất và xem trường học như là trung tâm bồi dưỡng, trong đó, người CBQL trường dạy nghề thường xuyên bồi dưỡng thông qua các hoạt động của quá trình đào tạo nghề.

+ Bồi dưỡng tập trung được thực hiện một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ CBQL trường dạy nghề chưa được chuẩn hoá về trình độ đào tạo và kế hoạch nâng cấp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường dạy nghề. Bồi dưỡng tập trung còn nhằm vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL dạy nghề có khả năng quản lý giảng dạy, áp dụng các chương trình dạy nghề mới theo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.

- Tự đào tạo, bồi dưỡng là hình thức đào tạo, bồi dưỡng quan trọng của người CBQL, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, một trong những phương pháp học tập, đào tạo có hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng là việc thông qua các hoạt động thực tiễn về quản lý trường, người CBQL tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế. Sở chuyên ngành (Lao động - Thương binh vẽ Xã hội) cần tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi để người CBQL các cơ sở dạy nghề nói chung và CBQL

trường dạy nghề nói riêng được rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thử sức mình như tổ chức các đợt tham quan, học tập giữa các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, cần có chế độ khuyến khích và bắt buộc CBQL các trường dạy nghề tự học, tự nghiên cứu. Tăng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn tài lực cho công tác này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 94)