Nhận định chung về đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ tỉnh Nghẹ An

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 64)

15 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài đơn vị tham gia phát triển trường dạy nghề (công tác XHH DN).

2.3.3. Nhận định chung về đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ tỉnh Nghẹ An

nhân kỹ tỉnh Nghẹ An

Qua số liệu điều tra về số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu đội ngũ như đã trình bày ở các nội dung trên. Từ kết quả đánh giá của CBQL và giáo viên các

trường dạy nghề, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét chung về CBQL các

trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

Trong những năm qua, CBQL các trường dạy nghề đã được bố trí sắp xếp khá đầy đủ theo quy định, tuy nhiên, so với yêu cầu vẫn còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng.

2.3.3.2. Về cơ cấu đội ngũ

Độ tuổi của CBQL khá cao. Cán bộ quản lý phần lớn giữ vị trí ở mỗi chức danh khá lâu, thiếu sự luân chuyển cán bộ.

2.3.3.3. Về trình độ

Phần lớn CBQL các trường dạy nghề được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nên họ đã có kiến thức và kỹ năng sư phạm tương đối hoàn chỉnh để tổ chức thực hiện các quá trình dạy học, giáo dục và các hoạt động khác tại trường. Tuy vậy, trình độ văn hoá, nghiệp vụ phân hoá không đồng đều (do hoàn cảnh khách quan và chủ quan có những thuận lợi, hạn chế khác nhau); CBQL có trình độ sau đại học còn ít, chưa có, các trình độ khác như chính trị, ngoại ngữ, tin học… chưa được bồi dưỡng.

2.3.3.4. Về phẩm chất và năng lực

Có những điểm mạnh tập trung như bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, có khả năng quản lý điều hành, quan hệ với quần chúng tốt.

- Về năng lực, có thể nói là đáp ứng được các công việc trước mắt. Tuy nhiên, xét ở góc độ trình độ quản lý và tính chuyên nghiệp, đội ngũ CBQL ở các trường đào tâo ̣ công nhân kỹ thuâ ̣t tỉnh còn có những hạn chế sau:

+ Năng lực của đội ngũ CBQL chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Trước khi được điều động, bổ nhiệm hầu hết các CBQL trường dạy nghề đều chưa được đào tạo qua kiến thức quản lý hành chính nhà nước, soạn thảo và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, còn lúng túng khi soạn thảo các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật. Việc đề cao ý thức, trách nhiệm cá nhân và khả năng phối hợp còn hạn chế. Số CBQL đã được bổ nhiệm nhưng cho đến nay

chưa được đào tạo và bồi dưỡng về công tác quản lý là 45/85 cho thấy nghiệp vụ về công tác quản lý GD, DN còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm việc bằng cách tự học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, đôi lúc chỉ là mò mẫm trong thực hiện công tác.

+ Tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các lĩnh vực quản lý trươn còn hạn chế.

+ Trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập. Đa số còn làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa chú trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động. Do đó, thường rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, sự vụ, tình thế. Một số CBQL trường dạy nghề còn có tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động, sáng tạo, trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên, chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề của cơ sở.

+ Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự và tài chính còn hạn chế, do đó còn lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền. Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục, dạy nghề còn thiếu tính hệ thống, mang tính đối phó, kém hiệu quả. Việc thanh tra, kiểm tra trong đơn vị chưa được chú trọng đúng mức. Chế độ báo cáo còn chưa thường xuyên và thống nhất, số liệu thiếu độ tin cậy.

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu thập, xử lý và tiếp cận với thông tin trong và ngoài nước. Số CBQL có chứng chỉ Ngoại ngữ A, B, C là 25,2% và số có chứng chỉ Tin học A, B, C là 55,3%, trong đó 4% CBQL có cả 2 chứng chỉ nói trên.

Tóm lại: Những kết quả đạt được, những tồn tại được thể hiện trên một số mặt và thực trạng CBQL các trường da ̣y nghề tỉnh Nghệ An là cơ sở để nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng CBQL ở các trường dạy nghề, từ đó góp phần và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Tỉnh trong những năm tới

nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa 17 đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w