Đánh giá, tuyển chọn,bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 66 - 67)

15 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài đơn vị tham gia phát triển trường dạy nghề (công tác XHH DN).

2.4.3.Đánh giá, tuyển chọn,bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý

cán bộ quản lý

Đội ngũ CBQL trường dạy nghề trưởng thành và được tuyển chọn chủ yếu từ hoạt động thực tiễn của họ trong đơn vị cùng với việc theo dõi, đánh giá của cơ quan quản lý nhân sự. Hầu hết cán bộ quản lý ở các trường dạy nghề của tỉnh đã đảm bảo theo quy định của điều lệ trường dạy nghề và đạt các tiêu chuẩn khác theo quy định của Nhà nước và của địa phương. Do vậy, việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL Trường dạy nghề đã được các cấp có thẩm quyền thực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục, có sự phối kết hợp giữa quản lý ngành, quản lý theo lãnh thổ và sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

Thông qua việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trường; nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác; đồng thời làm căn cứ xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBQL. Qua đó, xây dựng được đội ngũ CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo.

Tuy nhiên, việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL trường dạy nghề tỉnh Nghệ An còn tồn tại những hiện tượng sau:

Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục cán bộ. Các tiêu chí đánh giá chung chung, thiếu các tiêu

chí đặc thù nghề nghiệp, không dựa và hiệu quả công việc, chưa căn cứ vào từng vị trí công tác, đặc thù từng vùng. Vì vậy, không khuyến khích sáng tạo lao động. Việc đánh giá, cho điểm, xếp loại CBQL còn hình thức, mang tính chất động viên, cào bằng.

Việc bổ nhiệm, bố trí CBQL có lúc còn phụ thuộc vào các mối quan hệ, áp lực của cấp trên nên chưa phát huy được vai trò chủ động của cơ sở dạy nghề và cơ quan quản lý giáo dục, chưa gắn với quy hoạch.

Chưa xây dựng được chuẩn CBQL trường dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Các tiêu chuẩn bổ nhiệm CBQL còn có lúc nặng về bằng cấp, về lí lịch chính trị, về cơ cấu, nên chưa chọn đựơc những người giỏi nhất vào vị trí lãnh đạo, quản lý; chưa chú trọng đánh giá về hiệu quả thực tế công tác của cán bộ, chưa kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đức và tài của người CBQL. Chưa kiên quyết thực hiện miễn nhiệm những CBQL thiếu năng lực, chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, công tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm luân chuyển đội ngũ CBQL trường dạy nghề tỉnh Nghệ An còn nhiều bất cập, cần có những giải pháp hợp lý nhằm giải quyết những bất cập này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường DN của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 66 - 67)