15 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài đơn vị tham gia phát triển trường dạy nghề (công tác XHH DN).
3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường dạy nghề
quản lý trường dạy nghề
Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
Quy hoạch cán bộ là thể hiện chức năng lãnh đạo, chủ động, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về đường lối tổ chức và chiến lược cán bộ; quy hoạch đội ngũ CBQL trường dạy nghề nói riêng bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch đội ngũ CBQL trường dạy nghề là nội dung trọng yếu và là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp giúp cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xây dựng đội ngũ CBQL trường dạy nghề thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL trường dạy nghề giúp cho các trường dạy nghề có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ; đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp dạy nghề của tỉnh.
Xây dựng đội ngũ CBQL trường dạy nghề, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL của các trường dạy nghề nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ của trường dạy nghề nói riêng, mục tiêu chiến lược dạy nghề nói chung.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, tiêu chuẩn, những nhiệm vụ và giải pháp lớn về công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL dạy nghề nói riêng trong giai đoạn hiện nay, tiến hành xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý.
Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên và dự báo hệ
thống tổ chức của các cơ quan đó thời gian tới; việc xây dựng quy hoạch đội ngũ
CBQL trường dạy nghề phải phù hợp với cơ chế tổ chức của các cơ quan quản lý Nhà nước, với các kết quả dự báo về sự phát triển các hệ thống tổ chức trong các cơ quan do Nhà nước ấn định.
Tiêu chuẩn đội ngũ CBQL trường dạy nghề dựa theo tiêu chuẩn chung của
cán bộ quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm do Bộ Nội vụ ban hành và Bộ GD & ĐT, Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường dạy nghề phải được nhận thức và thực hiện như một quy trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ và phải đảm bảo các tiêu chí:
+ Đảm bảo số lượng, cơ cấu từng loại đối tượng (chức danh) như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng, phó phòng………
+ Trình độ kiến thức được đào tạo hoặc bồi dưỡng theo chuẩn (chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, lý luận quản lý, ngoại ngữ, tin học...).
+ Độ tuổi, thâm niên công tác, thâm niên chức vụ, thâm niên giảng dạy. - Phân loại đội ngũ CBQL trường dạy nghề theo yêu cầu quy hoạch:
+ Số CBQL trường dạy nghề được đào tạo bồi dưỡng cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức vụ, chức danh cao hơn.
+ Số CBQL trường dạy nghề có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tổ chức thực hiện.
+ Số CBQL trường dạy nghề hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác. + Số CBQL trường dạy nghề cần phân công, bố trí lại công tác.
Việc đánh giá, phân loại đội ngũ CBQL trường dạy nghề cần đảm bảo đúng quy trình, phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất là khâu tự đánh giá của nhà giáo và đội ngũ CBQL và ý kiến của đơn vị nơi đội ngũ CBQL công tác. Làm tốt việc điều tra, đánh giá, phân loại đội ngũ CBQL càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì việc dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL sẽ thuận lợi và có độ chính xác bấy nhiêu.
- Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường dạy nghề:
+ Số lượng, cơ cấu (giới, độ tuổi, trình độ đào tạo, thâm niên,...) đội ngũ CBQL theo từng loại chức danh trong từng giai đoạn (hiện tại, tương lai).
+ Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định.
+ Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường dạy nghề chính xác sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn CBQL trường dạy nghề. Đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, khoa học, tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong công tác cán bộ.
- Xác định nguồn đội ngũ CBQL trường dạy nghề:
Nguồn bổ sung là đội ngũ CBQL cấp dưới của trường, nhà giáo có thành tích xuất sắc trong quá trình được đào tạo, trong giảng dạy, công tác, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi.
Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn được nhiều cán bộ tốt, tạo chủ động về nguồn CBQL cần mở rộng diện nguồn, có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn trước mắt, nguồn lâu dài…
Chú ý đội ngũ cán bộ, viên chức là con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ nữ, dân tộc ít người, cán bộ công tác ở những nơi khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn… đưa đi đào tạo cơ bản ở các trường, sau đó giao nhiệm vụ thử thách trong thực tiễn.
Ban giám hiệu nhà trường, Chi bộ Đảng của trường giới thiệu cán bộ dự nguồn, dự kiến các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (có thể lấy phiếu giới thiệu trong cán bộ, giáo viên trước).
Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau.
Bố trí cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch.
Sau khi xây dựng quy hoạch cán bộ, hàng năm cần kiểm tra, đánh giá và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch, cụ thể là:
+ Nhận xét, đánh giá cán bộ dự nguồn.
+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danh sách cán bộ dự nguồn. + Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. + Sắp xếp cán bộ dự nguồn vào các vị trí đã quy hoạch.
+ Thực hiện đồng bộ các chính sách cán bộ.
- Xây dựng báo cáo theo quy định, đảm bảo xây dựng quy hoạch CBQL một cách lâu dài, phối hợp đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH ở địa phương để có quy hoạch cán bộ ổn định, kết hợp với đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ.
- Báo cáo cấp trên xét duyệt quy hoạch và cho phép thực hiện quy hoạch.