Khái quát về công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 52)

3 Cơ cấu theo ngành % 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100

2.1.2 Khái quát về công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh Nghệ An

2.1.2.1 Đặc điểm chung

Trong những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo nghề tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực: Quy mô các cấp học, ngành học phát triển khá. Mạng lưới trường lớp phân bố đều khắp các địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng học sinh. Chất lượng dạy và học ở các cấp học, ngành học đạt kết quả khá.

Mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục phát triển với quy mô lớn nhát từ trước đến nay. Cơ cấu giáo viên tương đối hợp lí, cân đối giữa các cấp học, ngành học phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp trong hệ thống giáo dục dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật - tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Tuy nhiên do yêu cầu khách quan của sản xuất, thị trường lao động cùng với sự nỗ lực của nhiều cơ sở dạy nghề, chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua có sự đóng góp tích cực và hiệu quả của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề, chất lượng đào tạo phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại. Tỷ lệ giữa học sinh tốt nghiệp so với học sinh tuyển vào đầu khóa đạt trên 90%. Kiến thức và kỹ năng của học sinh học nghề được nâng lên, một số nghề học sinh có năng lực tiếp cận và làm chủ được máy móc thiết bị mới, hiện đại.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề được củng cố và phát triển đã góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo. Số lượng và chất lượng của giáo viên dạy nghề đã tăng lên đáng kể, đến nay số lượng giáo viên dạy nghề trong tỉnh là 1.645 người, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên được nâng lên.

Nội dung, chương trình đào tạo đã và đang được xây dựng, đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, phương pháp xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo mô đun đã và đang được áp dụng trong các cơ sở dạy nghề.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư nâng cấp như đầu tư những thiết bị dạy nghề hiện đại, công nghệ tiên tiến ở Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được duy trì và đẩy mạnh. Hội giảng giáo viên giỏi các cấp, hội thi học sinh giỏi nghề, hội thi bàn tay vàng các cấp thường xuyên được tổ chức, đã tạo ra phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

Tuy đạt được những kết quả trên nhưng công tác dạy nghề ở Nghệ An vẫn còn tồn tại những hạn chế:

- Quy mô đào tạo còn nhỏ, cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo còn bất cập, mặc dầu một số cơ sở dạy nghề có tầm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội. Cơ cầu trình độ đào tạo chưa phù hợp, còn mất cân đối giữa đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề với đào tạo sơ cấp nghề. Ở các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn còn thiếu công nhân có trình độ bậc cao.

Về chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng do các điều kiện đảm bảo còn hạn chế:

+ Chương trình, giáo trình chậm đổi mới để thích ứng với công nghệ, với thực tế sản xuất; nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực

hành. Phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

+ Đội ngũ giáo viên so với nhu cầu đào tạo còn thiếu về số lượng, số giáo viên chưa đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 34%) nhất là kiến thức về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề, kinh nghệm thực tế, khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại hạn chế, còn yếu về ngoại ngữ, tin học.

+ Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, thiết bị dạy học tuy có được cải thiện nhưng còn thiếu nghiêm trọng hoặc lạc hậu.

+ Nguồn lực đàu tư cho dạy nghề mặc dầu có tăng nhưng còn thấp, chưa tương xứng với chỉ tiêu đào tạo, đầu tư còn dàn trải nên hiệu quả chưa cao. Định mức chi phí đào tạo nghề hiện hành thấp.

- Một số cơ chế, chính sách quản lý dạy nghề chưa đồng bộ và chưa đầy đủ, chưa tạo động lực phát triển dạy nghề: Trước hết là chính sách về quy hoạch, kế hoạch đầu tư về tài chính, đất đai và hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề, chính sách phân luồng và liên thông, chính sách giáo viên dạy nghề và học nghề, chính sách gắn trách nhiệm của người sử dụng lao động và dạy nghề.

Sự phát triển quy mô học sinh những năm qua đi đôi với sự mở rộng hệ thống trường, lớp, giáo viên và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Hiện nay, toàn tỉnh có 13 trường dạy nghề và 28 trung tâm dạy nghề công lập và ngoài công lập và 12 cơ sở dạy nghề khác.

2.1.2.2. Hệ thống cơ sơ đào tạo công nhân kỹ thuật và cơ cấu tổ chức hoạt động

Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động theo hướng chuyển dịch. Hệ thống cơ sở đào tạo lao động công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh được củng cố và mở rộng có : 13 trường trong đó 8 trường trung cấp nghề và 5 trường cao đẳng nghề

Mạng lưới các trường cao đẳng đào tạo công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm:

- Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc - T rường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức

- Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An - Trường cao đẳng nghề số 4

- Trường cao đẳng nghề Kinh tế - kỹ thuật số 1

Mạng lưới các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm: - Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghiệp Vinh

- Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ 90

An.

- Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương - Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc - Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An - Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Miền tây Nghệ An - Trung Trung cấp nghề Dân tộc Miền núi Nghệ An

- Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nông nghiệp Yên Thành

2.1.2.3. Chất lượng dạy nghề

Chất lượng dạy nghề ở Nghệ An thể hiện ở chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn đã được nâng lên rõ rệt.

Do yêu cầu khách quan của sản xuất, thị trường lao động cùng với sự nỗ lực của nhiều cơ sở dạy nghề, chất lượng dạy nghề phải từng bước nâng lên. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua có sự đóng góp tích cực và hiệu quả của đội ngũ lao động đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nghề đã có những tiến bộ nhất định, thể hiện tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp hàng năm cao, thường đạt trên 90%.

Kiến thức kỹ năng của học sinh học nghề được nâng lên. Một số nghề học sinh có năng lực tiếp cận và làm chủ được máy móc, thiết bị mới, hiện đại. Kết quả tham gia các kỳ thi tay nghề cấp quốc gia, học sinh Nghệ An tham gia và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều học sinh đã đạt giải nhì, ba, khuyến khích cấp quốc gia và các học sinh tham dự kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN. Qua đó cho thấy chất lượng dạy nghề ở tỉnh Nghệ An đang từng bước tiếp cận với trình độ đào tạo trong cả nước.

Dạy nghề đã gắn với giải quyết việc làm, số người sau khi được học nghề đã có cơ hội tốt hơn trong tìm việc làm, tự tạo việc làm.

2.1.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất của các trường đào tạo công nhân kỹ thuật

Cơ sở vật chất của đại bộ phận các mặc dù đã được nâng cấp nhiều, nhưng vẫn rất yếu kém, nhà xưởng xuống cấp, vừa nghèo nàn, lạc hậu,

Trang thiêt bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề tại các trường dạy nghề hết sức thiếu thốn và không đồng bộ cụ kỹ, lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu đổi mới.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dạy nghề có tăng thêm, nhưng do quy mô giáo dục phát triển quá nhanh nên trên thực tế phần ngân sách chi cho hoạt động của các cơ sở dạy nghề không những không tăng mà còn giảm. Đầu tư ngân sách còn dàn trải, thiếu trọng tâm, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w