Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của các trường đào tạo công nhân kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

trường đào tạo công nhân kỹ thuật

Như đã phân tích tại các tiểu mục trên, đội ngũ CBQL các trường muốn thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của trường đào tạo công nhân kỹ thuật và nhiệm vụ quyền hạn của mình thì phải có được hai mặt phẩm chất và

năng lực. Hai mặt này luôn luôn được thể hiện một cách song hành, không tách rời nhau để cùng thực hiện mục tiêu quản lý. Đây là hai mặt cơ bản về yêu cầu nhân cách của một người cán bộ cách mạng nói chung đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “vừa hồng và vừa chuyên”. Cụ thể, những yêu cầu về chất lượng của đội ngũ CBQL các trường dạy nghề như sau:

1.3.4.1. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

- Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới;

- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đào tạo nghề;

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, thương yêu, giúp đỡ học sinh;

- Có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội và khiêm tốn;

- Gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việc làm, có uy tín với tập thể, với đơn vị.

- Luôn quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp;

- Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân.

- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

1.3.4.2. Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn và quản lý điều hành

- Trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn trở lên.

- Có sự hiểu biết nhất định về các chuyên ngành khác trong trường - Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước. - Có trình độ về khoa học quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ.

- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của đơn vị.

- Có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn và chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đời sống của CB, GV, CNV trong đơn vị.

- Có khả năng phát hiện những vấn đề của trường dạy nghề và đưa ra quyết định đúng đắn;

- Biết phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài đơn vị làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, dạy nghề.

1.3.4.3. Những yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ.

- Số lượng: Đủ theo quy định đối với trường dạy nghề

- Cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt. Trong luận văn này,

chúng tôi chỉ tập trung vào các mặt chủ yếu sau:

+ Độ tuổi và thâm niên: Hài hoà về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Cụ thể: Bổ nhiệm lần đầu nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi.

+ Chuyên môn được đào tạo: đảm bảo chuẩn hoá và vượt chuẩn về chuyên môn được đào tạo. Cụ thể: Phải có trình độ cao đẳng trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm.

- Chất lượng của đội ngũ: Chất lượng được xem xét ở hai mặt phẩm chất và

năng lực chung, có nghĩa phẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và năng lực của từng cá thể: “Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ”.

Như vậy, để đánh giá được chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường dạy nghề cần tập trung xem xét các chỉ số biểu đạt các mặt chung; đồng thời xem xét các chỉ số biểu đạt về năng lực và phẩm chất của từng CBQL trường dạy nghề đã nêu trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w