lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật
1.4.1. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý của các trường đào tạocông nhân kỹ thuật công nhân kỹ thuật
Quản lý đội ngũ CBQL của các trường đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm mục đích nắm chắc tình hình đội ngũ này, hiểu đầy đủ từng CBQL để có cơ sở tiến hành tốt các khâu trong công tác cán bộ từ khâu đào tạo, bồi dưỡng đến việc sử dụng, đề bạt, thuyên chuyển, điều động và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL các trường dạy nghề,... Trong công tác quản lý cán bộ cần xác định rõ các vấn đề về đặc điểm của đối tượng quản lý, nội dung quản lý,...
1.4.1.1. Đặc điểm của đối tượng quản lý
- Về mặt cấu tạo: Đội ngũ CBQL ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật
được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý; nhưng lại được bồi dưỡng qua nhiều hình thức, nhiều hệ thống khác nhau, nên trình độ còn có sự chênh lệch.
- Về tính chất lao động: Lao động của đội ngũ CBQL các trường đào tạo
công nhân kỹ thuật là lao động trí óc, vì hoạt động quản lý giáo dục - dạy nghề thực chất là một dạng hoạt động khoa học giáo dục - dạy nghề, những lao động trong ngành giáo dục - đào tạo là dạng lao động tổng hợp, kết hợp nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động,...
- Về quan hệ xã hội: Đa số CBQL ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật
sống gắn liền với gia đình, làng xóm, phố phường và cộng đồng nên họ cũng là những công dân với mọi nghĩa vụ và quyền lợi của một công dân và các mối quan hệ xã hội của một công dân.
- Về mặt tâm lý, sinh lý: do yêu cầu, tính chất của nghề nghiệp nên đội ngũ
lúc còn bảo thủ; mặt khác họ cũng dễ mắc bệnh tự do, tùy tiện, nhất là kỷ luật lao động.
1.4.1.2. Nội dung quản lý
Có 2 nội dung cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau trong quản lý cán bộ nói chung. Đó là quản lý đội ngũ CBQL và quản lý cá nhân CBQL. Sự liên hệ mật thiết được thể hiện ở sự hỗ trợ lẫn nhau: quản lý đội ngũ phải đi từ quản lý cá nhân, quản lý cá nhân phải đi tới quản lý đội ngũ.
a. Quản lý đội ngũ: Là quản lý về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ. Cụ thể là:
Phân tích được lịch sử (quá trình) hình thành, cơ cấu (lứa tuổi, theo thành phần xã hội, giới, trình độ văn hoá, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo, thâm niên công tác, phẩm chất đạo đức, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, chế độ hưởng thụ, tình hình sức khỏe, đời sống,...).
Chỉ ra những đặc điểm chung cơ bản nhất của đội ngũ để từ đó tìm ra giải pháp phát huy mặt mạnh, hạn chế chỗ yếu chung của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Nắm vững tình hình phát triển và biến đổi về các mặt số lượng, cơ cấu chất lượng của đội ngũ để thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nhằm đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn.
b. Quản lý cá nhân: Là quản lý từng CBQL thể hiện trong các nội dung chủ yếu: nắm chắc từng CBQL nhằm mục đích sử dụng đúng người, đúng việc “dụng nhân như dụng mộc”, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh từng CBQL, thực hiện đúng chế độ chính sách với từng người.
Quản lý cá nhân cán bộ, công chức, viên chức thực chất là quản lý con người. Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội, là một thực thể vô cùng sinh động, phong phú; cho nên yêu cầu quản lý cá nhân gồm:
- Phải hiểu được tâm lý, sở trường và nguyện vọng của CBQL. - Phải nắm được trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
- Phải biết được truyền thống gia đình, dòng tộc, biết đặc điểm cuộc sống và mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Phải nắm được điều kiện kinh tế bản thân và gia đình. - Phải nắm được tình hình sức khoẻ.
Nhìn chung là hiểu biết CBQL về phẩm chất và năng lực của họ.