Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 34)

quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật

1.3.3.1. Vị trí, vai trò

Hiệu trưởng các trường đào tạo công nhân kỹ thuật “là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” .Với tư cách pháp nhân đó, họ có các vai trò chủ yếu và họ cần có các phẩm chất, năng lực tương xứng với các vai trò của họ như sau:

- Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách giáo dục -

đào tạo nói chung, các quy chế về dạy nghề nói riêng. Để đảm đương vai trò này, đội ngũ CBQL các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật cần có phẩm chất và năng lực về pháp luật (hiểu biết và vận dụng đúng đắn luật pháp, chính sách, quy chế dạy nghề vào quản lý các mặt hoạt động của trung tâm).

- Hạt nhân tạo động lực cho bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực trung tâm

và trường dạy nghề thực hiện các hoạt động dạy nghề (trong đó tập trung vào điều hành đội ngũ thực hiện nhiệm vụ dạy nghề) có hiệu quả hơn. Để đảm đương được vai trò này CBQL trường dạy nghề cần có phẩm chất và năng lực về tổ chức và điều hành đội ngũ CBQL cấp dưới, giáo viên, nhân viên và học sinh, năng lực chuyên môn (am hiểu và vận dụng thành thạo các tri thức về tổ chức

nhân sự, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và các kiến thức nghề nghiệp) để quản lý các hoạt động giáo dục và dạy học của trường dạy nghề.

- Chịu sự huy động và quản lý tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị

của trường dạy nghề. Để đảm đương được vai trò này CBQL trường đào ta ̣o công nhân kỹ thuâ ̣t tâm cần có phẩm chất và năng lực về quản lý kinh tế và năng lực

kỹ thuật (hiểu biết về quản lý tài chính và quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, công

nghệ, ...) phục vụ cho các hoạt động giáo dục và dạy học của trường

- Tác nhân thiết lập và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục (mối

quan hệ giữa trường nghề, gia đình và xã hội; nói rộng hơn là thực hiện hiệu quả chính sách xã hội hoá dạy nghề). Để đảm đương được vai trò này CBQL trường

dạy nghề cần phải có phẩm chất và năng lực giao tiếp để vận động cộng đồng xã

hội tham gia xây dựng và quản lý các trường nghề.

- Nhân tố thiết lập và vận hành hệ thống thông tin và truyền thông giáo dục

trong các trường nghề. Để đảm đương được vai trò này, CBQL trường đào công nhân kỹ thuâ ̣t phải có phẩm chất và năng lực về kỹ thuật quản lý và khai thác mạng Internet để phục vụ cho mọi hoạt động của trường..

1.3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật nói một cách tổng quát là quản lý các mặt hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trường dạy nghề đã quy định trong Luật Dạy nghề và trong Điều lệ Trường dạy nghề đã nêu trên.

Nói một cách cụ thể và tiếp cận theo hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường dạy nghề thì chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ như sau:

- Về chức năng quản lý: Thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý khi quản lý trường dạy nghề theo một chu trình quản lý, đó là:

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động của trường dạy nghề; + Tổ chức thực hiện các kế hoạch;

+ Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch;

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

- Về nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Quy chế mẫu trường dạy nghề, trong đó điều 13 khẳng định hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ mẫu này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường đối với trường công lập quy định tại khoản 2 Điều 9, của hội đồng quản trị đối với trường tư thục quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ mẫu đối với trường trung cấp nghề

+ Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của nhà trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

+ Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và người học.

+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

+ Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

- Quyền của hiệu trưởng trường trung cấp là:

+ Quyết định các biện pháp để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định tại các Điều 6 và 7 của Điều lệ mẫu này.

+ Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của trường.

+ Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

+ Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.

+ Quyết định bổ nhiệm các chức vụ trưởng, phó phòng, khoa, bộ môn trực thuộc và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ dạy nghề của trường theo phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường công lập), theo quyết nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường (đối với trường tư thục).

+ Cấp bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .

- Đối với trường cao đẳng nghề, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ mẫu này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường đối với trường công lập quy định tại khoản 2 Điều 9, của hội đồng quản trị đối với trường tư thục quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ mẫu này.

+ Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

+ Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và người học.

+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.

+ Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

+ Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

- Quyền của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề:

+ Quyết định các biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định tại các Điều 6 và 7 của Điều lệ mẫu này.

+ Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật và Điều của trường.

+ Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

+ Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.

+ Quyết định bổ nhiệm các chức vụ trưởng, phó phòng, khoa, bộ môn trực thuộc trường và các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ phục vụ dạy nghề của trường theo phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường công lập) theo quyết nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường (đối với trường tư thục).

+ Cấp bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 34)