Giải pháp 1: Đổi mới công tác tuyển chọn,bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 84)

15 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài đơn vị tham gia phát triển trường dạy nghề (công tác XHH DN).

3.2.1.Giải pháp 1: Đổi mới công tác tuyển chọn,bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển cán bộ quản lý

sử dụng và luân chuyển cán bộ quản lý

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Trên cơ sở những tiêu chuẩn chung của người cán bộ, công chức, viên chức và những yêu cầu thực tiễn của nhà nước, của địa phương, của ngành, của đơn vị cần xây dựng tiêu chuẩn người CBQL trường dạy nghề nhằm xây dựng và xác định những yêu cầu cơ bản nhất về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường dạy nghề.

Tuyển chọn CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có đức, có tài đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra.

Bổ nhiệm chính xác CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức vừa củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác, vừa làm căn cứ để các cấp quản lý xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ. Đồng thời, qua việc được lựa chọn, bổ nhiệm, người CBQL tự đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của mình

để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Miễn nhiệm CBQL trường dạy nghề là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

Sử dụng và luân chuyển CBQL trường dạy nghề là việc bố trí, sắp xếp CBQL trường dạy nghề vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng CBQL trong thực tiễn; là quá trình giúp CBQL bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tế quản lý; là sự điều phối CBQL trong ngành; tăng cường cán bộ cho những vùng, những đơn vị đang khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Chuẩn CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật được dùng làm một

trong những cơ sở để các cấp quản lý đánh giá xếp loại, xây dựng quy hoạch, thiết lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển và có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật . Đồng thời, cũng là một trong những căn cứ để mỗi CBQL tự đánh giá và đề ra những kế hoạch tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực của bản thân.

- Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật là:

+ Tiêu chuẩn cán bộ, công chức (theo Pháp lệnh Cán bộ Công chức)

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

+ Các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp GD&ĐT đến năm 2020.

+ Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020.

+ Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Quy chế mẫu trường dạy nghề,...

+ Yêu cầu thực tiễn của các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, địa phương và ngành; Yêu cầu tiêu chuẩn về người CBQL trường dạy nghề phải đảm bảo những yêu cầu đặc thù nghề nghiệp riêng, chú trọng đến năng lực và hiệu quả công việc, không nặng về bằng cấp, lý lịch, tiến tới thực hiện đồng bộ và tiêu chuẩn hoá CBQL trường dạy nghề.

- Những tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật:

Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực của CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật gồm 16 yếu tố, sau khi thực hiện phiếu thăm dò đánh giá CBQL theo 16 tiêu chí chúng tôi có thể đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản của CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật như sau:

+ Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, hiểu biết tốt về chính sách, pháp luật của Nhà nước, có uy tín với đồng nghiệp, có khả năng tập hợp quần chúng và được quần chúng tín nhiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức lối sống lành mạnh, có tinh thần phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Có năng lực quản lý, đạt chuẩn (hoặc trên chuẩn) về trình độ đào tạo, kiến thức chuyên môn vững vàng và hiểu biết nhất định về các chuyên ngành khác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý dạy nghề có trình độ nhất định về ngoại ngữ, tin học.

+ Về tuổi đời: Theo Quy chế bổ nhiệm cán bộ thì những đồng chí bổ nhiệm lần đầu, tuổi đời nam không quá 50, nữ không quá 45 tuổi. Những đồng chí được bổ nhiệm lại, nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật

- Tuyển chọn CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có đức, có tài đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra.

- Tuyển chọn CBQL các trường đào tạo công nhân kỹ thuật phải được dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, tiêu chuẩn quản lý và nhu cầu thực tế của cơ sở cùng thực trạng đặc điểm tình hình quản lý của cơ sở cần tuyển chọn.

- Việc miễn nhiệm CBQL trường dạy nghề là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Tuyển chọn CBQL trường dạy nghề phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thật sự, không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân... Công khai hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn nhằm làm cho “mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo”.

Ngoài những tiêu chuẩn CBQL cần chú ý đến quá trình đào tạo, học tập và những thành tích đạt được trong quá trình ở diện trước và trong quy hoạch. Tuỳ theo tình hình cụ thể ở các trường dạy nghề mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp. “Chú ý đến khả năng thể hiện kỹ năng quản lý, khi đã chuẩn hoá tiêu chuẩn CBQL trường dạy nghề như là một nghề quản lý, thì các tiêu chuẩn của nó phải được đảm bảo đầy đủ.

Có thể áp dụng các phương pháp giao việc để thử thách, rèn luyện, thể hiện tài năng đối với các trường hợp định tuyển chọn, tạo điều kiện để “Mọi

người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình. Ai có tài, có đức phải được trọng dụng... Đảm bảo tính khách quan trung thực”.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường dạy nghề được thực hiện theo qui trình cụ thể.

+ Theo NQTW3 (KhoáVIII), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì việc bổ nhiệm viên chức giữ chức vục lãnh đạo được thực hiện theo thời hạn, khi hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và nhu cầu công tác để xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hay không. Như vậy, hiệu trưởng trường dạy nghề chỉ nên giữ chức vụ quản lý 2 nhiệm kỳ (10 năm) ở một đơn vị hoặc luân chuyển khi hết 2 nhiệm kỳ.

+ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP cũng nêu rõ điều kiện và yêu cầu bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí lãnh đạo, thực hiện theo thẩm quyền và trình tự thủ tục quy định về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Vì vậy, trong công tác bổ nhiệm CBQL trường dạy nghề phải tuân theo nguyên tắc dân chủ, công khai, phát huy trách nhiệm của cấp có thẩm quyền và trí tuệ của tập thể. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 51/QĐTW ngày 03/05/1999 của Bộ Chính trị, “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo”, “Đảm bảo đúng lúc, đúng tầm, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn đã được đào tạo. Giao việc cho cán bộ phải giao lúc cán bộ đang độ chín, đang đi lên, không nên để lúc cán bộ đã chững lại hoặc có chiều hướng đi xuống mới đề bạt” .

Muốn vậy, phải tăng cường chế độ bổ nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiệm trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và xử lý đối với cán bộ được bổ nhiệm.

Công tác bổ nhiệm CBQL trường dạy nghề ngoài việc thực hiện chặt chẽ theo quy chế, quy định chung cần xem xét công tác đào tạo nguồn lực để:

+ Lựa chọn, bổ nhiệm CBQL trong diện quy hoạch đã được đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí, chức danh đó và phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Không đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa được đào tạo. Hạn chế việc bổ nhiệm CBQL ngoài diện quy hoạch hoặc CBQL không đúng chuyên môn được đào tạo.

+ Người được bổ nhiệm cần trình bày đề án công tác trong nhiệm kỳ của mình để các cấp có thẩm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở xem xét, tham khảo. Cấp có thẩm quyền nên có các động thái tham khảo ý kiến quần chúng qua việc lấy phiếu tín nhiệm.

Việc bổ nhiệm CBQL trường dạy nghề, suy cho cùng là một quá trình lựa chọn và quyết định “chọn mặt gửi vàng” vì nó nhằm mục đích cao nhất là hiệu quả hoạt động của bộ máy, là hiệu quả hoạt động của CBQL trường dạy nghề.

CBQL trường dạy nghề được lựa chọn, bổ nhiệm theo những yêu cầu và tiêu chuẩn được Đảng, Nhà nước, địa phương và ngành quy định, khi họ không đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút, sức khoẻ không đảm bảo... Nếu CBQL không tự nguyện từ chức thì các cấp quản lý có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời miễn nhiệm, không chờ hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định của “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo” (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ).

Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường dạy nghề luôn được sàng lọc, được bổ sung, làm

trong sạch, kiện toàn bộ máy; đem lại niềm tin cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; tạo ra một môi trường trong sạch, ổn định cho mọi người yên tâm công tác và cống hiến. Đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ, ngăn ngừa cái xấu, cái tiêu cực khiến cho cán bộ bị vấp ngã hoặc biến chất.

Sử dụng và luân chuyển CBQL trường dạy nghề được tiến hành sau khi đã được bổ nhiệm cần sử dụng có hiệu quả CBQL, các cấp có thẩm quyền phải có biện pháp phân bổ kế hoạch và giám sát, kiểm tra tiến độ về kết quả thực hiện kế hoạch. Yêu cầu CBQL thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, báo cáo kết quả trước lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học.

Có kế hoạch kiểm tra tư cách và hiệu quả công việc của cán bộ được giao, kịp thời đi sâu, đi sát, nắm bắt được những biến động tinh thần, tình cảm của cán bộ.

Sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc, giao công tác đúng người, đúng sở trường gắn liền với công tác quản lý, đồng thời kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để cán bộ rèn luyện và thử thách. Luân chuyển cán bộ quản lý trường dạy nghề phải cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch chặt chẽ, chủ động theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

Cần quán triệt quan điểm đúng đắn về việc luân chuyển CBQL giữa các cơ sở dạy nghề trong tỉnh là một việc làm bình thường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề; đồng thời xây dựng kế hoạch luân chuyển CBQL trường dạy nghề một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, chủ động.

Việc điều động, luân chuyển CBQL trường dạy nghề có thể được tiến hành trong cùng đơn vị hoặc đơn vị này sang đơn vị khác, hoặc từ vùng này sang vùng khác trong địa bàn tỉnh, hay từ các huyện miền núi về thành phố Vinh và ngược lại, góp phần điều tiết chất lượng cán bộ trong toàn đội ngũ, một yếu tố tác động

đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường dạy nghề. Đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ của một công dân đối với địa phương.

Mặt khác, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành thị cần tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để đảm bảo chế độ, chính sách hợp lý, tạo điều kiện để CBQL được luân chuyển yên tâm công tác.

CBQL trường dạy nghề được điều động, luân chuyển phải chấp hành nghiêm túc quyết định điều động, luân chuyển, coi đó là dịp để bổ sung, nâng cao kiến thức thực tiễn, thể nghiệm kiến thức, năng lực của mình, tích luỹ thêm kinh nghiệm quản lý, đồng thời coi đó là một tiêu chuẩn của người cán bộ, là điều kiện để được phấn đấu, được bổ nhiệm.

Giải pháp này đem lại lợi ích là tạo nhân tố mới trong quản lý trường dạy nghề, đảm bảo tính tích cực chủ động, năng động sáng tạo trong việc điều hành quản lý, khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ, tạo sự công bằng trong đội ngũ CBQL.

Khi luân chuyển CBQL cần nghiên cứu kỹ mỗi trường hợp giữa CBQL được luân chuyển và môi trường công tác mới nhằm đem đến cho tập thể mới một người CBQL tốt, năng nổ, thạo việc, hiểu người; đồng thời giúp cho tập thể có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Khi luân chuyển CBQL cần tránh tình trạng luân chuyển tràn lan gây xáo trộn cho tập thể, chú ý cơ cấu hài hoà, đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp trẻ - già, cũ- mới, ba độ tuổi, đoàn kết, hợp tác tốt giữa các loại, các lớp CBQL.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo công nhân kỹ thuật tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 84)