2. 4 Tiểu kết chơng
3.1.1. Phân biệt khái niệm ý nghĩa, ngữ nghĩa, nghĩa
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm ý nghĩa (d) đợc hiểu: “1. Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một kí hiệu nào đó. Câu nói mang nhiều ý nghĩa. Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ. Cái
nhìn đầy ý nghĩa. 2. (thờng đứng sau có) giá trị, tác dụng. Rừng có ý nghĩa lớn đối với khí hậu. Một việc làm tốt có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thắng lợi có ý nghĩa thời đại” [44, tr1167].
Theo tác giả Nguyễn Kim Thản (1964), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Đỗ Hữu Châu (1987), thì ý nghĩa đợc xem xét nh một mặt thứ hai trong từ (mặt kia là hình thức hay vỏ ngữ âm). Nguyễn Kim Thản viết: “Từ là đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [48, tr24]. Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Từ của
tiếng Việt là một chỉnh thể nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ viết rời“ ” ” [36, tr40]. Đỗ Hữu Châu thì định nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một
ý nghĩa nhất định, nằm trong một phơng thức cấu tạo (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu” [36, tr40].
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm ngữ nghĩa (d) đợc hiểu là: “1. Nghĩa của từ, câu,v.v... trong ngôn ngữ. Tìm hiểu ngữ nghĩa của từ trong câu. 2. Ngữ nghĩa học (nói tắt)” [44, tr695].
Theo tác giả Lê Quang Thiêm: “...nói đến hình thức, biểu thúc, từ, ngữ,
câu, lời, văn bản, diễn ngôn... là nói đến những hiện tợng, đơn vị, thực thể của ngôn ngữ, trong ngôn ngữ học. Nghĩa của những đơn vị, thực thể trong ngôn
ngữ... đó là nghĩa của ngôn ngữ, thuộc ngôn ngữ. Thuật ngữ để gọi thứ nghĩa này là ngữ nghĩa” [50, tr1].
Nghĩa, cũng theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm nghĩa (d) đợc hiểu là: “1.
Nội dung diễn đạt của một kí hiệu, đặc biệt là kí hiệu ngôn ngữ. Những nghĩa
của từ đánh . Tìm hiểu nghĩa của câu“ ” . 2. (thờng dùng sau có). Cái nội dung làm thành giá trị. Lao động làm cho cuộc sống trở nên có giá trị hơn” [44, tr678].
Vậy, khái niệm ngữ nghĩa mà chúng tôi sử dụng ở trong đề tài này thuộc nhóm 1 của Từ điển tiếng Việt, chỉ: nghĩa của từ, câu trong ngôn ngữ. Ví dụ:
Tìm hiểu ngữ nghĩa của từ trong câu.