Rèn luyện kĩ năng diễn đạt lời nói cho học sinh thông qua tổ chức thực hành giao tiếp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học tập làm văn lớp 2, lớp 3 (Trang 61 - 63)

- Quy tắc cộng tác:

2.2.2- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt lời nói cho học sinh thông qua tổ chức thực hành giao tiếp.

chức thực hành giao tiếp.

Kĩ năng diễn đạt lời nói là một kĩ năng quan trọng mà học sinh cần phải có khi tham gia giao tiếp. Vì vậy trong giờ Tập làm văn, cần rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt lời nói, hớng học sinh vào các hoạt động nói năng thông qua việc tổ chức thực hành giao tiếp.

Tập làm văn là phân môn của Tiếng Việt. Mục tiêu của môn Tiếng Việt là giao tiếp tiếng Việt có hiệu quả. Đây cũng là nguyên tắc thực hành giao tiếp trong dạy học Tập làm văn. Giao tiếp đợc xem là một phơng pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, dựa vào những thông báo sinh động của ngôn ngữ nói, phơng pháp này là sự vân dụng lý thuyết hoạt động lời nói và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ đợc xem là phơng tiện giao tiếp thì lời nói là bản thân của sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Do đó trong Tập làm văn nói thực hành giao tiếp là sự rèn luyện kỹ năng nói của học sinh, cách diễn đạt lời nói của học sinh.

Trong tiến trình lên lớp của một tiết Tập làm văn, để tổ chức hoạt động thực hành giao tiếp, giáo viên phải tổ chức cho học sinh trình bày miệng theo từng nội dung cụ thể, yêu cầu cụ thể trớc mỗi đề ra thuộc mỗi thể loại. Cần rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt bằng lời nói thông qua khẩu ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ nh cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cời sao cho hợp với yêu cầu cần diễn…

đạt. Vì vậy giáo viên cần sáng tạo để tổ chức giờ học sao cho tự nhiên, gây hứng thú, tạo cho học sinh thấy nhu cầu nói, nhu cầu giao tiếp. Giáo viên phải yêu cầu học sinh trình bày thể hiện các tính chất cơ bản của một bài khẩu ngữ, thể hiện cách hiểu của mình đồng thời để cho ngời nghe hiểu. Có sự đánh giá nhận xét kết quả bài nói trên một số phơng diên khác nhau:

- Nói đúng đầy đủ nội dung, diễn đạt ý rõ ràng, trọn vẹn trôi chảy. - Nói hay, sinh động gây sự chú ý của ngời nghe.

- Nói mở bài hấp dẫn, gây hứng thú ngời nghe. - Nói thể hiện sự giao cảm giữa ngời nghe với mình. - Thể hiện giọng điệu phù hợp: cao độ, cờng độ, trờng độ. - Nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ nét mặt gây ấn t… ợng. - Kết thúc bài nói tự nhiên gãy gọn.

Bên cạnh đó muốn tổ chức thực hành giao tiếp tốt, giáo viên phải tổ chức hàng loạt các tình huống giao tiếp, vận dụng phối hợp các phơng pháp để hớng dẫn hoạt động luyện nói cho học sinh từ đó hình thành kĩ năng diễn đạt lời nói ở

học sinh. Để tạo hiệu quả trong quá trình rèn luyện kĩ năng diễn đạt lời nói, cùng với quá trình tập luyện, cách đánh giá của giáo viên và học sinh cũng là biện pháp bổ sung và hoàn thiện dần một bài nói cho nên trong tổ chức thực hành giao tiếp, thực hành luyện nói giáo viên cần sử dụng phối hợp, linh hoạt các phơng pháp dạy nh: phơng pháp thực hành giao tiếp, phơng pháp trò chơi học tập, phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề, phơng pháp thảo luận nhóm và luôn thay đổi các hình thức dạy học.

Phơng pháp và hình thức tổ chc dạy học là hai yếu tố quan trọng tạo nên thành công của quá trình dạy học. Với phân môn Tập làm văn, khi nội dung phân môn này hớng vào việc phát triển lời nói cho học sinh thì việc lựa chọn các phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học phải nhằm vào mục đích này, phải tạo đợc sự hài hoà, tạo động lực thúc đẩy học sinh thực hành giao tiếp, phát triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học tập làm văn lớp 2, lớp 3 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w