Sử dụng phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học tập làm văn lớp 2, lớp 3 (Trang 66 - 71)

- Quy tắc cộng tác:

2.2.2.2- Sử dụng phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề

Phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề là phơng pháp dạy học có nhiều khả năng phát huy đợc tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ cho học sinh. Tập làm

văn là phân môn có yêu cầu cao về tính sáng tạo, tính độc lập, tạo ra cái riêng, cái độc đáo của mỗi ngời. Vì vậy, phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề là phơng pháp quan trọng cần đợc sử dụng trong dạy học phân môn Tập làm văn. Phơng pháp này đòi hỏi học sinh phải tham gia giải quyết trực tiếp các tình huống đặt ra. Từ đó tạo điều kiện cho các em thực hành, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp. Chính vì vậy dạy học nêu vấn đề có khả năng lớn trong việc giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức mới.

Một tình huống có vấn đề đợc xây dựng dựa trên 3 yếu tố: nhiệm vụ nhận thức, nhu cầu nhận thức, khả năng nhận thức của chủ thể. Mỗi tình huống có vấn đề có thể diễn đạt dới dạng một bài tập có vấn đề. Bài tập này phải tạo ra mâu thuẩn giữa những tri thức học sinh đã biết với những hiện tợng mới các em cha biết. Từ đó nảy sinh niềm khát khao tìm hiểu các hiện tợng mới. Vì vậy, các bài tập này phải kích thích đợc nhu cầu tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phải gần gũi với các em và dễ dàng đa các em vào những tình huống mà bài tập đa ra.

Bài tập có vấn đề thờng gồm các phần

- Phần nêu dữ kiện (gồm các tri thức học sinh đã học và tri thức học sinh ch- a biết)

- Phần nêu nhiệm vụ của nhiều bài tập.

Bài tập này phải đảm bảo điều kiện sau: Mâu tthuẩn do bài tập tạo ra không đợc quá dễ hay quá khó. Trái lại vấn đề do bài tập nêu ra học sinh phải có cơ sở để giải quyết nếu các em chịu khó suy nghĩ.

Để giúp học sinh giải quyết đợc các tình huống có vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ của bài học giáo viên phải hớng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động để từng bớc giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống. Giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề trong quá trình học sinh chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt giúp các em có thế chủ động bộc lộ năng lực sử dụng lời nói của mình. Thông qua đó giáo viên khích lệ, phát huy những điểm mạnh,

cần uốn nắn những lệch lạc hạn chế và tiến tới loại bỏ những điểm yếu của học sinh trong việc sử dụng lời nói của mình.

Tuỳ vào từng nội dung môn học tình huống có vấn đề có nhiều loại khác nhau. Trong dạy học Tập làm văn ta có thể sử dụng hai loại tình huống có vấn đề sau: tình huống lựa chọn và tình huống giả định. Dựa trên 2 loại tình huống này để ngời ta xây dựng nên các bài tập tình huống tơng ứng để dạy các bài tập làm văn có dạng phù hợp với nó.

* Bài tập tình huống lựa chọn.

Ví dụ: Lựa chọn để có cách ứng xử phù hợp

Em gọi điện thoại đến nhà Lan. Ngời cầm máy là mẹ của Lan. Em sẽ nói nh thế nào để đợc gặp Lan. Hãy chọn cách nói phù hợp nhất.

+ Cho cháu gặp bạn Lan ạ! + Cô cho cháu gặp bạn Lan ạ!

Dạng bài tập trên đã tạo đợc tình huống có vấn đề, đặt các em vào thế phải lựa chọn để hoàn thành bài tập. Khi dạy theo phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề với dạng bài tập này giáo viên cần hớng dẫn học sinh lựa chọn những ph- ơng án trả lời tốt nhất. Có thể cho các em thảo luận, đa ra ý kiến, tự lí giải cho ý kiến của mình. Giáo viên nên giúp học sinh cảm nhận đúng, đánh giá đúng đợc giá trị của các từ trong một văn cảnh, thấy đợc cái hay, cái đẹp khi ta sử dụng những lời nói này hay lời nói kia. Từ đó tập cho các em thói quen lựa chọn trong diễn đạt, trong tình huống để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

* Bài tập thuộc dạng tình huống giả định.

Bài tập thuộc dạng tình huống giả định đợc sử dụng nhiều trong phân môn Tập làm văn. Tạo đợc tình huống giao tiếp tốt, dù là giả định cũng kích thích đ- ợc mạnh mẽ nhu cầu giao tiếp của học sinh, nâng cao năng lực giao tiếp cho các em.

Trong chơng trình Tập làm văn ở Tiểu học, có các dạng bài tập tình huống giả định đợc dạy theo phơng pháp sử dụng tình huống có vấn đề là các bài tập trong phần dạy nghi thức lời nói cho học sinh.

Bài tập thuộc dạng tình huống giả định.

Ví dụ1: Nói lại lời em trong các trờng hợp sau: - Bạn cùng lớp cho em đi chung áo ma. - Cô giáo cho em mợn quyển sách. - Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

(Tập làm văn lớp 2) Ví dụ 2: Em đáp lại nh thế nào trong các trờng hợp sau:

- Em buồn vì bị điểm kiểm tra không tốt, cô giáo an ủi: “Đừng buồn, nếu cố gắng hơn em sẽ đợc điểm tốt.”

- Em tiếc vì mất con chó, bạn em nói: “Xin chia buồn với bạn”

- Em rất lo khi con mèo nhà em bị lạc đã hai ngày không về, bà em an ủi: “Đừng buồn, có thể ngày mai nó về đấy.”

(Tập làm văn lớp 2)

Qua các ví dụ trên ta thấy, các tình huống đa ra ở đây hết sức sát thực, gần gũi với cuộc sống của các em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy theo phơng pháp sử dụng tình huống giả định có vấn đề. Thờng khi sử dụng phơng pháp này để dạy các bài tập tình huống giả định, ta tiến hành theo các hoạt động.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra đề bài cho gì, yêu cầu gì. - Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài.

- Học sinh làm bài.

- Học sinh nêu kết quả làm bài.

- Giáo viên nhận xét (tôn trọng ý kiến của học sinh) Chẳng hạn khi tiến hành hớng dẫn học sinh ví dụ 2 ta tiến hành nh sau:

- Giáo viên: ? Bài yêu cầu chúng ta điều gì?

- Học sinh: Đáp lại lời an ủi trong trờng hợp: cô giáo an ủi em vì em bị điểm kiểm tra không tốt, em bị mất con chó, bạn em an ủi: “Xin chia buồn với bạn”, con mèo nhà em bị lạc đã 2 ngày không về, em rất lo, bà an ủi em: “Đừng buồn, có thể ngày mai nó về đấy”

- Giáo viên: Khi có một ngời an ủi ta khi ta gặp chuyện buồn ta phải làm gì?

- Học sinh: Phải cảm ơn.

- Giáo viên: Vậy với các trờng hợp nh trong bài tập này nếu là chúng ta, chúng ta sẽ phải nói gì? Các em trong nhóm hãy trao đổi, đa ra đáp án.

- Học sinh: Trao đổi và đa ra kết quả

- Cô giáo em an ủi em vì em bị điểm không tốt: “ Đừng buồn, nếu cố gắng hơn em sẽ đợc điểm tốt.”

+ Em nhất định sẽ cố gắng ạ!

+ Lần sau, em sẽ cố đạt điểm tốt, cô ạ.

+ Cũng tại em thiếu cẩn thận thôi ạ. Lần sau em sẽ cố gắng hơn,…

- Em tiếc vì mất con chó, bạn em nói: “ Xin chia buồn với bạn”

+ Cảm ơn bạn.

+ Cảm ơn bạn đã an ủi mình. + Mình vẫn hy vọng nó trở về…

- Em lo khi con mèo nhà em bị lạc đã 2 ngày không về, bà em an ủi: “Đừng buồn, có thể ngày mai mèo lại về đấy.”

+ Cháu cảm ơn bà.

+ Cháu cũng hy vọng ngày mai nó về. + Nếu nó về thì cháu mừng lắm bà ạ …

- Giáo viên nhận xét, kết luận:

Khi sử dụng phơng pháp dạy học sử dụng tình huống có vấn đề, tuỳ vào từng dạng bài, kiểu bài ta có thể vận dụng linh hoạt các hình thức học cá nhân, theo lớp, theo nhóm.

Ví dụ: Khi hớng dẫn học sinh bớc đầu để định hớng đợc cách làm bài, ta sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo lớp nhằm giải giúp tất cả học sinh có thể nắm đợc những kiến thức chung nhất, cần thiết nhất để làm bài tập.

Khi học sinh bớc vào làm bài thì tuỳ vào từng dạng bài mà ta lựa chọn, sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau sao cho phù hợp.

Ví dụ: Với loại bài tập tình huống lựa chọn ta cho học sinh làm theo hình thức cá nhân để rèn luyện khả năng lựa chọn, phát huy tính sáng tạo trong việc lựa chọn sử dụng từ ngữ cho học sinh.

Với kiểu bài tình huống lựa chọn, dạng bài nghi thức lời nói. Ví dụ: Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà) trong các trờng hợp:

- Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết. - Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

(Tập làm văn lớp2)

ở dạng bài này, sau khi hớng dẫn chung theo hình thức cả lớp thì giáo viên cho học sinh làm theo hình thức nhóm để các em có thể trao đổi, phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, tìm ra cách xử lí, tìm ra lời nói hay nhất, đẹp nhất. Mặt khác, khi học sinh đa ra kết quả bằng cách thể hiện ngôn từ và điệu bộ một cách trực tiếp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các học sinh khác quan sát, giáo viên sữa lại và đó cũng là điều kiện để học sinh thực hành giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học tập làm văn lớp 2, lớp 3 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w