Xây dựng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học tập làm văn lớp 2, lớp 3 (Trang 76 - 82)

- Quy tắc cộng tác:

2.3-Xây dựng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.

ngữ cho học sinh.

Bên cạnh việc sử dụng phối hợp các phơng pháp dạy học, tổ chức thực hành giao tiếp cho học sinh thì việc xây dựng các loại bài tập tình huống để rèn luyện

kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh rất quan trọng. Bài tập tình huống là ph- ơng tiện dạy học nhằm hớng dẫn học sinh chuyển ngôn ngữ sang lời nói trong hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp cụ thể, phù hợp với vai giao tiếp và các yếu tố cử chỉ, thái độ, điệu bộ của ngời giao tiếp. Đây là hình thức thực hành, là hệ thống bài tập đã tập hợp đợc những yêu cầu hoạt động với phơng tiện là ngôn ngữ và lời nói cho học sinh nhằm giúp các em hình thành và rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Vịêt. Thông qua các yêu cầu của bài tập, học sinh thực hiện những hành động với phơng tiện là ngôn ngữ hoặc lời nói để giao tiếp trong những tình huống giả định có thực tiễn cao.

Để xây dựng các loaị bài tập nhằm góp phần phát triển lời nói cho học sinh, hệ thống bài tập phải đạt đợc những yêu cầu sau:

- Bài tập tình huống phải phù hợp với mục đích, yêu cầu của phân môn, của từng bài học cụ thể.

- Bài tập tình huống phải phù hợp với thể loại, nội dung bài học của phân môn Tập làm văn.

- Bài tập tình huống phải phong phú, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh.

- Bài tập tình huống phải chính xác, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu. Để phát triển lời nói trong dạy học Tập làm văn, ta có thể xây dựng các loại bài tập sau:

- Bài tập tình huống phát hiện: Đây là loại bài tập đặt học sinh trớc một vấn đề, yêu cầu học sinh tìm ra nội dung của vấn đề. Muốn phát hiện đợc bản chất của vấn đề, học sinh phải đọc kĩ nội dung, nghiên cứu nó. Khả năng làm quen với tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cũng đợc hình thành qua việc giải quyết các loại bài tập tình huống này.

Ví dụ: Vì sao những câu nói sau đây với bố (mẹ) không đúng? Hãy chữa lại cho đúng.

- Bố phải mua cho con một cuốn truyện nh bạn Ngọc cơ. - Đã mua vở cho con cha?

- Sao cứ bắt con học nhiều bài thế cơ chứ.

- Bài tập tình huống lựa chọn: Là bài tập đặt học sinh trớc một mâu thuẫn với nhiều phơng án giải quyết. Các em phải tìm ra đợc phơng án giải quyết đúng nhất. Đó có thể là bài tập lựa chọn đúng sai, lựa chọn bằng trắc nghiệm, lựa chọn bằng gạch nối và lựa chọn điền thể, điền từ. Để giải quyết đợc các loại bài tập này, học sinh cần có vốn tri thức về tiếng Việt, khả năng vận dụng chúng vào việc học. Trên cơ sở đó các kĩ năng lời nói của học sinh đợc phát triển.

Ví dụ 1: Khi muốn mợn bạn cái bút em chọn cách nào? + Cho mợn cái bút.

+ Nam ơi, cho tớ mợn cái bút.

+ Nam ơi, cậu có thể cho tớ mợn cái bút đợc không?

Ví dụ 2: Em gọi điện thoại đến nhà Hoa. Ngời cầm máy là mẹ Hoa. Em sẽ nói nh thế nào để đợc gặp Hoa. Hãy chọn cách nói phù hợp nhất.

+ Cho cháu gặp Hoa. + Cho cháu gặp Hoa ạ!

+ Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ!

Ví dụ 3: Nối các lời nói sau đây với tình huống thích hợp Lời nói

Em cảm ơn anh.

Nếu không có áo ma của bạn thì mình bị ớt hết. Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.

Tình huống Bạn cho em đi chung áo ma. Anh cho em mợn đồ chơi của anh.

Bác A cho phép vào nhà gặp bạn.

- Bài tập tình huống bế tắc: Khi xây dựng bài tập này phải chứa đựng “nút” bế tắc, học sinh lúc đầu không thể lấy kiến thức cũ để giải quyết đợc. Các em phải tìm tòi, tháo gỡ khó khăn gặp phải. Việc tháo đợc “nút” sẽ là động lc thúc

đẩy học sinh tự tìm kiếm, lĩnh hội tri thức. Đây cũng là phơng tiện để học sinh luyện nói có hiệu quả.

Bài tập tình huống bế tắc trong phát hiện nội dung bài:

Ví dụ: Viết lời của Nam trong đoạn đối thoại sau. Đọc đoạn đối thoại đó với một bạn khác.

+ Chào cháu.

+ ………

+ Cho cô hỏi đây có phải là nhà cháu Nam không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ ……….

+ Tốt quá! Cô là mẹ bạn Sơn đây!

+………..

+ Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô giấy xin phép cho Sơn nghỉ học.

(Tập làm văn lớp 2, Tập 2)

- Bài tập tình huống nghịch lý: Dựa vào mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh, các em phải phân tích, lý giải. Bài tập tình huống nghịch lý tạo cho học sinh có kĩ năng trao đổi, thảo luận, bàn bạc, vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá thể. Nó rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, kĩ năng nói và đặc biệt là kĩ năng lí luận vấn đề. Đây là kĩ năng rất quan trọng hỗ trợ cho học sinh trong học tập và giao tiếp cuộc sống.

Ví dụ: Trong bớc nói chuyện về chủ đề học tập với nội dung “vở sạch chữ đẹp” Nam khen sách vở của em còn Hoa thì phản đối. Em sẽ nói gì trong tình huống đó?

- Bài tập tình huống giả định: Học sinh đợc đặt mình vào vị trí của nhân vật, đợc đọc, đợc nói, đợc thể hiện mình bằng những điệu bộ, cử chỉ tự nhiên của các em. Học sinh có thể đọc phân vai hoặc đóng hoạt cảnh. Bên cạnh yêu cầu về tri thức chuẩn, học sinh sẽ tìm tòi và có những sáng tạo bất ngờ. Việc sử dụng bài tập này sẽ kích thích đợc vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh, đồng

thời rèn luyện kĩ năng thực hành ngôn ngữ cho học sinh theo hớng gắn với hoạt động giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.

Ví dụ 1: Em sẽ đáp lại nh thế nào trong các trờng hợp sau: - Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.

- Bác hàng xóm sang chúc tết. Bố mẹ em đi vắng, chỉ có em ở nhà. Hãy đóng vai thể hiện tình huống đó.

(Tập làm văn lớp 2)

Ví dụ 2: Em hãy giới thiệu cho khách về trờng và các hoạt động của trờng em

- Một học sinh đóng vai khách.

- Một học sinh đóng vai làm hớng dẫn viên, dẫn khách đi thăm trờng. (Tập làm văn lớp 2)

Nh vậy để phát triển lời nói cho học sinh tiểu học, việc sử dụng các bài tập

tình huống là rất quan trọng. Vì vậy giáo viên cần tuỳ vào đối tợng, nội dung bài tập, phong cách ngôn ngữ để có thể lựa chọn một số dạng kiểu bài tập và thay đổi các hình thức bài tập trong các tình huống cụ thể cho phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học Tập làm văn đòi hỏi sự phù hợp của nhiều thao tác t duy và sự hỗ trợ của các phơng pháp dạy học khác nh vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập. Bên cạnh đó hiệu quả của việc sử dụng các bài tập tình huống còn phụ thuộc vào phiếu bài tập xây dựng cho mỗi bài học cụ thể. Có nh vậy mới khai thác đợc nội dung bài học và tối u hoá đợc các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh, thể hiện đợc cái đích của giờ dạy. Đó là việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, kĩ năng đó là phơng tiện để học sinh học tập và giao tiếp trong cuộc sống.

Tiểu kết ch ơng 2:

Trên đây là một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học Tập làm văn lớp 2, lớp 3 mà chúng tôi đa ra. Khi vận dụng những biện pháp này cần chú ý:

Để phát huy tốt khả năng giao tiếp bằng lời nói cho học sinh tiểu học đòi hỏi phải có sự vận dụng phối hợp các phơng pháp dạy học và sự vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học. Trong quá trình đó phải nắm đợc yêu cầu và cách thức rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, trong đó phải có sự vận dụng hợp lý lý thuyết hoạt động lời nói vào dạy học. Trong dạy học Tập làm văn cần gắn hành động nói năng với hoạt động giao tiếp bằng cách làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu giao tiếp, đa học sinh vào những hoàn cảnh nói năng và hớng dẫn cho học sinh biết định hớng trong hoàn cảnh nói năng cụ thể, từ đó rèn luyện kỹ năng diễn đạt lời nói thông qua tổ chức thực hành giao tiếp bằng cách sử dụng các phơng pháp dạy học phù hợp với từng kiểu bài, từng thể loại. Từ đó học sinh sẽ biết lựa chọn các phơng tiện ngôn ngữ thích hợp nhất, đạt hiệu quả thông báo cao nhất, các em sẽ tích cực hơn trong học tập, ngữ cảm của học sinh nhạy bén hơn và điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc trau dồi ngôn ngữ, phát triển năng lực giao tiếp của các em bằng lời nói.

CHƯƠNG 3: THực nghiệm s phạm 3.1- Mục đích thực nghiệm

- Việc tổ chức thực nghiệm s phạm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất nhằm phát huy tính tích cực chủ động, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, nâng cao năng lực lời nói cho học sinh qua phân môn Tập làm văn.

- Việc đối chiếu kết quả học tập của học sinh ở lớp dạy thực nghiệm với kết quả của học sinh ở lớp đối chứng, phân tích những điểm tơng đồng và khác biệt của các kết quả trên cũng giúp chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định về khả năng thực thi và hiệu quả dạy học của việc sử dụng các biện pháp mà luận văn đa ra.

- Thông qua thực nghiệm, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lý luận làm cho quy trình dạy học hợp lý, đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển lời nói cho học sinh qua dạy học tập làm văn lớp 2, lớp 3 (Trang 76 - 82)