Kết luận chương
2.1.2. Vài nét về Giáo dục của Thanh hoá
Sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI về công tác giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục và chiến lược phát triển giáo dục của Ngành GD-ĐT và các Văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương, của Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá trong những năm từ 2005 đến 2010 đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên các mặt phát triển quy mô, chất lượng, đội ngũ, cơ sở vật chất và công tác xã hội hoá.
Không ngừng đổi mới công tác quản lý giáo dục, nhằm xây dựng một nền giáo dục lành mạnh có chất lượng cao, giúp cho các đồng bào dân tộc vùng cao biết chữ, biết vận dụng khoa học vào đời sống, xoá đi những mặc cảm giàu nghèo giữ miền xuôi và miền ngược. Giáo dục đã tạo nên và đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội. Vì vậy trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo và Nhân dân trong tỉnh tạo mọi nguồn tài chính, giúp Ngành giáo dục đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên nâng cao nghiệp chuyên môn, để đưa sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh chóng và toàn diện tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp phát triển Giáo dục và Đào tạo lâu dài.
Thanh Hoá là một tỉnh có bước phát triển nhanh về Giáo dục và Đào tạo tính đến năm học 2006 - 2007 có: 2126 trường (từ mầm non đến cấp THPT ); 56.966 cán bộ và giáo viên, trong đó có 48.570 giáo viên; 911.220 học sinh.
- Có 4 trường Đại học; hàng năm khoa Sư phạm trường Đại học Hồng Đức đã tạo nhiều sinh viên xuất sắc đóng góp cho ngành giáo dục một đội ngũ giáo viên đáp ứng kịp thời cho sự thiếu hụt giáo viên của ngành.
- Có 3 trường cao đẳng, 13 trường TCCN; có 104 trường Cấp THPT, với số lượng học sinh là 158.590, 6209 cán bộ, giáo viên .
- Có 27 TTGDTX tại các huyện, thị và một trung tâm cấp tỉnh, 27.929 học sinh, 756 cán bộ, giáo viên
- Có 652 trường cấp THCS trong đó có 8527 lớp, 281.603 học sinh, 19.833 cán bộ, giáo viên; Có 730 trường cấp tiểu học, 8527 lớp, 264.432 học sinh, 19499 cán bộ, giáo viên; Có 644 trường cấp học mầm non, 6652 lớp, 144971 học sinh, 10.690 cán bộ giáo viên .
- Có 735 trường học đạt chuẩn Quốc gia khác từ cấp học mầm non đến THPT trong đó THPT : 11 ;THCS: 132; Tiểu học: 436; Mầm non: 167.
- Có 2 cán bộ, giáo viên là anh hùng lao động, 3 nhà giáo nhân và 145 nhà giáo ưu tú.
Trong 5 năm từ 2005 - 2010 Thanh Hoá có 300 học sinh đoạt giải quốc gia, 6 học sinh đạt giải Ôlympíc Quốc tế, trong đó có 2 em đoạt huy chương vàng toán Quốc tế năm 2008 tại Tây Ban Nha; nhiều học sinh đạt điểm 30/3 môn thi ( 09 em /40 em cả nước); năm 2009 Thanh Hoá có số học sinh thi đại học đạt điểm từ 27 điểm trở lên xếp thứ 2 toàn quốc.
+ Quy mô phát triển học sinh các cấp học từ năm 2006 – 2011
Bảng 2.2. Qui mô phát triển số lượng học sinh qua các năm: ĐV tính HS
Năm học Mầm non Tiểu học THCS THPT Tổng
2006- 2007 144971 264432 315298 186509 911220
2007- 2008 146386 250497 281603 184313 862799
2008- 2009 150261 242706 244224 173038 810229
2009- 2010 152067 245088 221927 160684 779766
2010- 2011 156653 249017 209960 156501 772131
(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạoThanh Hoá cung cấp)
+ Mạng lưới trường lớp:
Bảng 2.3. Qui mô trường học tỉnh Thanh Hoá Đơn vị tính: trường
Năm học Mầm non Tiểu học THCS PT nhiều cấp (C1,2) THPT Tổng 2006- 2007 644 730 652 0 102 2126 2007- 2008 646 729 650 2 103 2128 2008- 2009 649 725 647 3 104 2126 2009- 2010 652 725 647 4 104 2131 2010- 2011 652 725 648 5 104 2137
(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cung cấp)
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên
Bảng 2.4. Số lượng giáo viên qua các năm học: Đơn vị tính: người
Năm học Mầm non Tiểu học THCS THPT Tổng
2008-2009 9526 14756 16146 6289 47717
2009-2010 9526 14549 16059 6017 46151
2010-2011 10398 14206 12482 6714 43800
Qua bảng thống kê 2.2, 2.3, 2.4 ta có thể đánh giá được quy mô phát triển về số lượng trường lớp học, học sinh và giáo viên của Ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua số trường tăng. Để tăng về số lượng không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục THPT, Ngành giáo dục Thanh Hoá cần có biện pháp quản lý tốt những hoạt động nói chung, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ hoạt động chuyên môn của các trường THPT.
+ Về trình độ đào tạo
* Mầm non có 10938 người, tốt nghiệp ĐH 1090, CĐSP 5382, THSP 3726;
* Bậc tiểu học: có 14206 người, ĐH & cao đẳng 10.993, TCSP 3203. * Cấp THCS: có 12482 người, Thạc sỹ 26, ĐH 5678, CĐSP 6778. * Cấp THPT: có 6714 người, thạc sỹ 345, ĐHSP 6369 .
+ Về chất lượng
Tỷ lệ giáo viên đạt từ chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng . * Mầm non là đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 8,7%. * Tiểu học đạt chuẩn là 100 %; trên chuẩn là 12,06%. * Cấp THCS 100 %; trên chuẩn là 24,2%.
* Cấp THPT đạt chuẩn là 100% trên chuẩn là 9,2%. + Cơ sở vật chất trường học
Bảng 2.5. Thống kê xây dựng kiến cố phòng học các năm: 2005 - 2010 Thời gian Vùngmiền học tạmPhòng học cấp 4Phòng
Phòng học kiên cố tổng số Tỷ lệ kiên cố hoá Năm 2005 Miền núi 1082 2564 3896 7542 74,0 % Trung du 0 4287 4835 9122 82,0 % TP, TX 0 487 1426 1913 91,2% Toàn tỉnh 1109 9828 14488 25425 80,5% Miền núi 1095 594 6306 7704 74,0% Trung du 401 1059 6664 8124 80,2%
Năm 2010 TP, TX 71 81 1580 1732 91,2%
Toàn tỉnh 2105 2626 20190 25092 80,5%
(Nguồn Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá cung cấp). Đơn vị tính: Phòng.
Qua các bảng thống kê sự phát triển về qui mô: trường lớp, tổng số học sinh, cán bộ, giáo viên của các cấp học có thể rút ra một vài nhận xét sau:
Thanh Hoá là địa phương có số lượng trường, lớp học, học sinh và số lượng cán bộ, giáo viên rất lớn (đứng thứ 3 toàn quốc).
Tính chất của giáo dục Thanh Hoá là rất phức tạp: Cơ cấu vùng miền, cơ cấu dân tộc, sự chênh lệch về chất lượng giáo dục tại các vùng miền là khác nhau (đặc biệt là sự chênh lệch giữa miền núi, đồng bằng và miền biển).
Do đặc điểm của nền kinh tế, văn hoá, giáo dục đa dạng, phức tạp nên hoạt động của công tác quản lý giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi vẫn chưa đánh giá hết những thực trạng khó khăn của các cơ sở giáo dục nằm trong những vùng sâu vùng xa.