0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Hoàn thiện và cụ thể hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT phù hợp tình hình thực tế Thanh Hoá

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA CHUYÊN MÔN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 75 -79 )

- Có nhiều SKKN (QLGD và GD) 59 31,8 95 56,0 21 12,2 Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên 10962,13922,82715,

3.2.2. Hoàn thiện và cụ thể hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT phù hợp tình hình thực tế Thanh Hoá

thanh tra chuyên môn cấp THPT phù hợp tình hình thực tế Thanh Hoá

3.2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Căn cứ Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về thanh tra viên và công tác viên thanh tra;

Căn cứ vào Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra giáo dục:

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đều có hướng dẫn chung về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, kiện toàn bộ máy thanh tra. Trong hướng dẫn có

ghi rõ số lượng thanh tra viên và CTV thanh tra cần bổ nhiệm cho từng môn học của cấp THPT; tiêu chuẩn chung của thanh tra viên và CTV thanh tra. Các văn bản hướng dẫn này nhìn chung chưa cụ thể và chưa phù hợp với tình hình thực tế của các trường và các môn học.

Cộng tác viên thanh tra là một giáo viên kiêm nhiệm công tác thanh tra. Do đó, CTV thanh tra phải có đủ tiêu chuẩn của một cán bộ theo quy định của Luật công chức.

Cộng tác viên thanh tra cũng là một cán bộ thanh tra, nên cũng có những tiêu chuẩn chung của thanh tra viên. Cụ thể theo Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và điều 12 của Nghị định số 85/2006/NĐ-CP, ngày18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên giáo dục các cấp là:

- Có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, công minh, khách quan - Tốt nghiệp Đại học và qua lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước.

- Đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm hoặc đã qua công tác quản lý (gồm cán bộ lãnh đạo các cơ sở giáo dục, các khoa, phòng ở trường Đại học, hoặc chuyên viên các cơ quan quản lý giáo dục) ít nhất 2 năm làm nghiệp vụ thanh tra ( không kể thời gian tập sự). Nếu là ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, đơn vị vũ trang chuyển sang thì phải có ít nhất 1 năm làm nghiệp vụ thanh tra.

- Đã từng là giáo viên giỏi, giáo viên được cử làm cốt cán chuyên môn. - Nắm được Chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ trong quản lý Nhà nước, quản lý GD -ĐT. Có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của đối tượng thanh tra.

- Có nghiệp vụ thanh tra, có năng lực phân tích tổng hợp, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý GD- ĐT trên địa bàn Huyện, hoặc một Ngành học, một mặt quản lý GD - ĐT trên địa bàn Tỉnh hay một chuyên môn hẹp trong phạm vi cả Nước.

Đây là các tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên và CTV thanh tra các cấp học, bậc học làm cơ sở cho việc đề ra tiêu chuẩn tuyển chọn CTV thanh tra.

3.2.2.2. Mục tiêu của biện pháp

- Cụ thể hoá các tiêu chuẩn của Thanh tra viên để tuyển chọn CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT.

- Có những tiêu chuẩn cụ thể của CTV thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp có thẩm quyền lựa chọn để bổ nhiệm và có căn cứ để tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CTV thanh tra.

- Có tiêu chuẩn rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ CTV thanh tra.

- Có tiêu chuẩn công khai để làm căn cứ cho đội ngũ CTV thanh tra phấn đấu, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hoàn thiện bản thân.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Nghiên cứu kỹ các Văn bản quy định tiêu chuẩn Thanh tra viên và CTV thanh tra. Đặc biệt là tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên và tiêu chuẩn của CTV thanh tra. Nghiên cứu kỹ để hiểu rõ tại sao Thanh tra viên và CTV thanh tra phải có các tiêu chuẩn đó; các tiêu chuẩn đó được hiểu cụ thể là thế nào. Cần chú ý những tiêu chuẩn khó định lượng để hiểu cho đúng yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

- Từ các tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên và CTV thanh tra những người có trách nhiệm phải tách các tiêu chuẩn đã rõ ràng như đã qua giảng dạy 5 năm, phải có một năm làm công tác thanh tra…và các tiêu chuẩn khó định lượng như: có nghiệp vụ thanh tra, có năng lực phân tích tổng hợp, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý GD - ĐT... để có thể cụ thể hoá từng tiêu chuẩn sao cho lượng hoá tối đa các tiêu chuẩn đó. Trên cơ sở đó, xác định các tiêu chí cho từng tiêu chuẩn để có thể đo được các tiêu chuẩn đó tương đối chính xác và khách quan.

- Sở Giáo dục và Đào tạo cần căn cứ vào tiêu chuẩn của CTV thanh tra đã được quy định để chia các tiêu chuẩn đó thành hai loại: tiêu chuẩn bắt buộc không thể không đạt và những tiêu chuẩn có thể áp dụng mềm mỏng tuỳ từng nơi. Từ đó, vận dụng vào việc lựa chọn CTV thanh tra phù hợp với đặc điểm của từng trường và từng vùng.

- Nghiên cứu để nắm rõ thực trạng giáo viên và đặc điểm nội bộ các trường THPT cũng như địa bàn trường đóng để xây dựng hoặc cụ thể hoá các tiêu chuẩn có sẵn cho phù hợp. Những tiêu chuẩn bắt buộc thì phải chấp nhận, còn những tiêu chuẩn có thể mềm mỏng thì có thể vận dụng tuỳ từng nơi sao cho phù hợp. Thí dụ, ở những nơi khó khăn, có giáo viên đủ các tiêu chuẩn nhưng lại chưa tham gia công tác thanh tra thì có thể châm trước tiêu chuẩn này. Vì lúc đầu CTV có thể lúng túng nhưng làm thanh tra một thời gian sẽ quen với yêu cầu thanh tra và sẽ có kỹ năng.

- Phân tích rõ các yêu cầu và nội dung thanh tra chuyên môn chính là thanh tra lao động sư phạm, là đánh giá phân loại giáo viên để định rõ tiêu chuẩn về chuyên môn đối với CTV thanh tra. Mặc dù đã quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của CTV thanh tra; nhưng trong những điều kiện cụ thể cần xác định rõ các yêu cầu về năng lực chuyên môn của CTV thanh tra để tránh tình trạng người không biết đi kiểm tra người biết.

- Nên dự thảo các tiêu chuẩn CTV thanh tra chuyên môn và cho các trường THPT thảo luận góp ý hoàn thiện các tiêu chuẩn đó. Sau khi các trường góp ý cần có người tổng hợp ý kiến đóng góp để xây dựng thành một hệ thống các tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với tình hình thực tế của Thanh Hoá; nhưng không trái với các quy định chung của Nhà nước

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý từ cấp Sở đến cấp trường phải nắm vững các văn bản quy định của của Nhà nước, của ngành về tiêu chuẩn Thanh tra viên và CTV

thanh tra. Nắm vững các yêu cầu của công tác thanh tra chuyên môn để hiểu rõ các tiêu chuẩn mà Nhà nước đã quy định.

- Phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên và hoạt động chuyên môn của các trường THPT, thực trạng đội ngũ CTV thanh tra của đơn vị mình để có cơ sở điều chỉnh các tiêu chuẩn CTV thanh tra cho phù hợp với từng cơ sở và từng giai đoạn.

- Được sự ủng hộ của các cấp, các ban ngành như UBND tỉnh, Sở Nội vụ, sự ủng hộ của giáo viên trong việc xác định các tiêu chuẩn CTV thanh tra chuyên môn.


Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA CHUYÊN MÔN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 75 -79 )

×