Vài nét về Giáo dục THPT tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra chuyên môn cấp trung học phổ thông tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

Kết luận chương

2.1.3.Vài nét về Giáo dục THPT tỉnh Thanh Hoá.

Giáo dục THPT, cùng với sự ra đời với các cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT tỉnh Thanh Hoá vào những thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 20; từ 01 ngôi trường đầu tiên được thành lập qua 80 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Ngành giáo dục Thanh Hoá đã phát triển được 104 trường THPT, trong đó: công lập 98; ngoài công lập 6; với 140762 học sinh và số cán bộ giáo viên 6714, trình độ Thạc sỹ 345, Đại học 6369. Có 27 trung tâm GDTX huyện; 15.739 học sinh, 718 cán bộ, giáo viên và 1 trung tâm GDTX tỉnh với 51 cán bộ, giáo viên.

Từ các ngôi trường THPT nhiều người con ưu tú của tỉnh Thanh Hoá đã ra đi xây dựng đất nước; có nhiều học sinh đã đem lại vinh quang cho đất nước. Nhìn lại nhiều thế hệ học sinh THPT của tỉnh Thanh Hoá, Ngành Giáo dục Thanh Hoá tự hào và luôn khẳng định được chất lượng giáo dục học sinh THPT với các trường THPT trên toàn Quốc. Trong đó phải kể đến chất lượng Giáo dục của trường THPT chuyên Lam Sơn, Trường THPT Ba Đình Nga

Sơn, THPT Lê Lợi, THPT Bỉm Sơn là cái nôi đào tạo nhân tài cho tỉnh và cho đất nước. Trong năm 2005 và 2010 trường THPT chuyên Lam Sơn và THPT Ba Đình đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” song song với trường THPT chuyên Lam Sơn và trường THPT Ba Đình Nga Sơn trường THPT Dân tộc nội trú của tỉnh cũng khẳng định được chất lượng giáo dục học sinh con em vùng cao của 11 huyện miền núi; năm 2003 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia và là ngôi trường THPT đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá .

Phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Ngành Giáo dục Thanh Hoá không ngừng chăm lo cho giáo dục THPT. Từ năm học 2010 – 2011 số trường THPT trong tỉnh đã tăng lên 11 trường so với những năm học 2005- 2006; 11 trường THPT tăng vào thời điểm này đã giải quyết kịp thời và tạo cơ hội cho các em được học tập.

Vì hạn chế về đề tài của Luận văn cho nên đề tài chỉ giới hạn khảo sát giáo dục THPT qua các mặt về số lượng giáo viên, trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh năm 2010.

- Số lượng cán bộ, giáo viên và trình độ chuyên môn.

Bảng 2.6 Số lượng cán bộ giáo viên và trình độ chuyên môn Đơn vị tính: Người

Năm

SLGV Trình độ chuyên môn

Thạc sỹ Đại học SP CĐSP

2010 6714 345 6369 0

(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp )

- Học lực và hạnh kiểm của học sinh đang học trong các trường THPT.

Bảng 2.7 Bảng tổng hợp học lực học sinh THPT . Đơn vị tính: Người

Năm TS HS Học lực giỏi Học lực khá Học lực trung bình Học lực yếu Học lực kém SL T.L% SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %

2009-2010 132298 3541 2,68 52.190 39,45 69.312 52.39 7096 5,36 159 0,12

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp hạnh kiểm học sinh THPT. Đơn vị tính: Người

Năm TS HS Hạnh kiểm tốt Hạnh kiểm khá Hạnh kiểm trung bình Hạnh kiểm yếu Số T.L% SL TL % SL TL % SL TL % 2009-2010 132298 92329 69.79 29372 22,20 8903 6,73 1694 1,28

(Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạoThanh Hoá cung cấp )

Bảng 2.9 Tổng hợp về số lượng trường, học sinh, giáo viên từ năm 2006 - 2011 TT Năm học Số lượng trường Số lượng học sinh Số lượng giáo viên

1 2006-2007 102 186.509 6200

2 2007-2008 103 184.313 7060

3 2008-2009 104 173.038 6289

4 2009-2010 104 160.684 6017

5 2010-2011 104 156.501 6714

( Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cung cấp).

Qua bảng thống kê 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 đánh giá được về học lực, hạnh kiểm học sinh THPT tỉnh Thanh Hoá tương đối đồng đều. Tuy rằng vẫn còn nhiều học sinh có hạnh kiểm yếu. Đặc biệt bảng 2.6 cho ta thấy số lượng giáo viên có trình độ Thạc sỹ còn thấp so với tổng số cán bộ, giáo viên cấp THPT, vì vậy Sở Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trên chuẩn nhiều hơn nữa để phù hợp và đáp ứng với việc tăng quy mô trường, lớp học và số lượng học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra chuyên môn cấp trung học phổ thông tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)