- Có nhiều SKKN (QLGD và GD) 59 31,8 95 56,0 21 12,2 Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên 10962,13922,82715,
3.2.3. Xây dựng qui trình việc tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT
thanh tra chuyên môn cấp THPT
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VII) về công tác cán bộ đã nêu rõ: "Việc bố trí cán bộ phải căn cứ vào ngành nghề đào tạo, sự am hiểu công việc và sở trường của từng người. Đối với cán bộ chuyên môn, bố trí phải ổn định để đảm bảo chuyên môn sâu". "... Để ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, cần phát động quần chúng tham gia vào việc giám sát, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ".
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ mục tiêu tiếp tục đổi mới công tác cán bộ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, vững vàng về chính trị, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân".
Tiêu chuẩn của Thanh tra viên giáo dục được quy định tại điều 11 của Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên giáo dục các cấp.
Việc lựa chọn thanh tra viên và CTV thanh tra được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo trong hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục năm học 2009 -
2010: "Cán bộ làm công tác thanh tra cần được lựa chọn từ những người có kinh nghiệm công tác, đã kinh qua các cương vị quản lý, có phẩm chất tốt, có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn phức tạp phát sinh từ thực tiễn quản lý". "Bên cạnh đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên trách, các Sở lựa chọn, bổ nhiệm cộng tác viên tham gia đánh giá lao động sư phạm của giáo viên và công tác quản lý trường học theo phạm vi trách nhiệm quản lý".
Đội ngũ Thanh tra viên và CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT của Thanh Hoá được tuyển chọn, bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 2005 - 2010. Các thanh tra viên được tuyển chọn theo những tiêu chuẩn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn một cách cụ thể nên việc tuyển chọn phụ thuộc vào quan điểm của các cán bộ quản lý, dẫn đến số lượng, chất lượng đội ngũ CTV thanh tra chưa đảm bảo yêu cầu và cơ cấu lực lượng chưa hợp lý. Để đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT đủ mạnh, phục vụ tốt mục tiêu đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục trong thực tiễn hiện nay, cần thiết phải tiến hành biện pháp tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm, cải tiến cơ cấu của đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT.
3.2.3.2. Mục tiêu của biện pháp
- Thông qua việc tuyển chọn, bổ nhiệm, xây dựng được đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực thực hiện công tác thanh tra chuyên môn theo các nội dung và chỉ tiêu do Bộ và Sở quy định.
- Xây dựng được một quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm tạo tiền đề để tổ chức, xây dựng đội ngũ CTV thanh tra chuyên môn vững mạnh. Tạo lập nề nếp cho việc xây dựng đội ngũ CTV thanh tra trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
- Xác định được hệ thống tiêu chí cơ bản về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra phù hợp với thực tế của các trường THPT làm cơ sở để tiến hành tuyển chọn, bổ nhiệm đồng thời để các CTV thanh tra, cán bộ giáo viên tự đánh giá bản thân, phấn đấu và tự hoàn thiện mình.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Quán triệt các văn bản, hướng dẫn của ngành về việc tuyển chọn thanh tra viên và cộng tác viên thanh. Nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình của đơn vị để xác định hệ thống tiêu chí về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra phù hợp với yêu cầu công tác và điều kiện thực tế.
- Về số lượng:
Quy định chung về tỷ lệ cán bộ thanh tra là: cứ 50 giáo viên thì cử 1 CTV thanh tra (2%). Thực tế cho thấy tỷ lệ hiện nay ở Thanh Hoá còn thấp hơn quy định. Các thanh tra viên chuyên trách của Sở Giáo dục và Đào tạo không nhiều. Lực lượng thanh tra giáo dục hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm ( cộng tác viên ) vừa phải làm công tác quản lý, hoặc giảng dạy vừa làm cán bộ thanh tra. Theo quy định hiện nay, hàng năm các Sở Giáo dục và Đào tạo phải thanh tra tối thiểu 20% giáo viên, 25% trường THPT, có nghĩa là mỗi CTV thanh tra phải thanh tra ít nhất 10 giáo viên trong năm. Để đánh giá phân loại một giáo viên, CTV thanh tra phải tiến hành hàng loạt hoạt động tốn rất nhiều thời gian như: dự và đánh giá từ 2-3 tiết dạy; dự và đánh giá hoạt động của học sinh; kiểm tra, đánh giá thái độ, ý thức nghề nghiệp của giáo viên... Ngoài ra phải tham gia đánh giá các hoạt động quản lý và xếp loại trường học, thanh tra đổi mới chương trình giáo dục phổ thông,...chưa kể thời gian đi lại và chuẩn bị cho hoạt động thanh tra. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đề nghị bổ nhiệm tối thiểu 3 đến 4% cán bộ, giáo viên làm CTV thanh tra . Như vậy, lực lượng CTV thanh tra chuyên môn cấp THPT ở Thanh Hoá phải được bổ sung thêm.
+ Cần lựa chọn 100% CTV thanh tra là đảng viên để đảm bảo về mặt phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ thanh tra.
+ Thực tiễn một số trường THPT cho thấy: tỷ lệ thích hợp nhất là 50% CTV thanh tra là cán bộ quản lý, 50% là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường. Cơ cấu này phù hợp với trọng tâm công tác thanh tra hiện nay là thanh tra chuyên môn.
+ Khi lựa chọn, bổ nhiệm cần chú ý cân đối số lượng CTV thanh tra giữa các môn học.
- Về chất lượng của thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra: + Các tiêu chí rất cần thiết đối với người làm CTV thanh tra
* Ttrình độ: tốt nghiệp đại học; đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm; là giáo viên giỏi; đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra.
* Phẩm chất, uy tín: có tính dũng cảm, kiên quyết; trung thực, thẳng thắn; có tinh thần trách nhiệm cao; công bằng, cởi mở, quan tâm đến mọi người; có uy tín trong ở cấp THPT.
* Năng lực: đã qua công tác quản lý, lãnh đạo; có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; có năng lực giao tiếp, năng lực cảm hoá thuyết phục, năng lực quản lý; có tính nguyên tắc, tính khiêm tốn, tính công tâm; mềm dẻo, linh hoạt, bình tĩnh.
Trên cơ sở tiêu chuẩn chung theo hướng dẫn của Bộ và Sở; vận dụng phù hợp với thực tế địa phương, thực tế các trường THPT để tuyển chọn đề nghị bổ nhiệm CTV thanh tra đảm bảo chất lượng chung, nhưng phải phù hợp với đặc điểm riêng.
-Cách thức tiến hành tuyển chọn, bổ nhiệm + Đối với CTV thanh tra là cán bộ quản lý.
Ngoài Chánh thanh tra và các đồng chí Lãnh đạo Sở, các chức danh khác phải được bổ nhiệm CTV thanh tra. Cần chú ý bổ nhiệm phụ trách đủ CTV thanh tra chuyên môn cho các môn học.
+ Đối với CTV thanh tra là cán bộ giáo viên ở các trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ số lượng và tiêu chuẩn theo quy định lên kế hoạch tuyển chọn bổ nhiệm. Trong kế hoạch phải quy định rõ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên cần bổ nhiệm theo yêu cầu cho từng cơ sở giáo dục để đảm bảo tính đồng bộ về cơ cấu và chất lượng CTV thanh tra.
+ Giao chỉ tiêu tuyển chọn CTV thanh tra cho các trường THPT, thông qua kết quả tiến cử và nhất là thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của Sở, tiến hành đề nghị Sở bổ nhiệm CTV thanh tra.
- Tiến hành sắp xếp, tổ chức đội ngũ thanh tra sau khi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có quyết định bổ nhiệm
+ Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên chuyên trách cấp Sở + Thành lập các cụm thanh tra nhất là đối với một số khu vực có nhiều cơ sở giáo dục có những điều kiện khác biệt
+ Phân chia các cơ sở giáo dục có điều kiện khác nhau theo cụm. + Thành lập các nhóm thanh tra theo cụm, cử nhóm trưởng. + Phân công CTV thanh tra phụ trách các môn học
+ Công bố kế hoạch hoạt động thanh tra của Sở trong năm học cho các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý và CTV thanh tra để họ chủ động lập kế hoạch công tác của cơ sở và cá nhân, tạo điều kiện sẵn sàng tham gia hoạt động thanh tra khi có yêu cầu.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng CTV thanh tra viên, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm
+ Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả công tác của CTV thanh tra + Có các quy định khen thưởng, kỷ luật; để nghị miễn nhiệm CTV thanh tra
Đồng thời với việc tuyển chọn cán bộ giáo viên giỏi bổ nhiệm CTV thanh tra, cần chú ý lựa chọn CTV thanh tra tốt để bổ nhiệm cán bộ quản lý.
Chúng ta luôn nói nên chia bớt cán bộ cho đội ngũ thanh tra, vì thanh tra cần những nhà giáo giỏi, nhưng cũng cần lựa chọn những giáo viên làm thanh tra giỏi để bổ nhiệm cán bộ quản lý. Việc làm này có ý nghĩa ghi nhận công lao đóng góp, động viên, kích thích đội ngũ thanh tra viên làm tốt công việc. Đồng thời có nguồn cán bộ quản lý giỏi để làm công tác thanh tra lâu dài.
Ổn định đội ngũ CTV thanh tra chyên môn, coi thanh tra là một nghề. Việc bổ nhiệm CTV thanh tra đi liền với đào tạo, bồi dưỡng và tích luỹ kinh nghiệm, là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện đội ngũ. Trong khi đó mỗi nhiệm kỳ thanh tra chỉ là 3 năm. Vì vậy, việc bổ nhiệm ở nhiệm kỳ này phải là cơ sở cho lần bổ nhiệm tiếp theo trên quan điểm có kế thừa đội ngũ cốt cán, phải coi thanh tra là nghề nghiệp của họ.
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu kỹ và nắm vững các văn bản, hướng dẫn về công tác thanh tra, về các tiêu chuẩn của thanh tra viên và CTV thanh tra. Có kế hoạch hoạt động thanh tra theo năm học và nhiệm kỳ.
- Có sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo về hoạt động thanh tra và công tác tuyển chọn, bộ nhiệm CTV thanh tra chuyên môn.
- Nắm vững tình hình từng cơ sở giáo dục như: cơ cấu, mạng lưới trường lớp, TTGDTX, đặc điểm đội ngũ cán bộ, giáo viên, chất lượng giáo dục, xu hướng phát triển, các điều kiện cần thiết để phát triển giáo dục.
- Được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ban ngành, đặc biệt là sự ủng hộ của cán bộ quản lý các trường, các giáo viên trực tiếp giảng dạy.