Kết luận chương
2.1.4. Vài nét công tác TTGD ở Thanh Hoá từ trước đến nay.
Thanh Hoá cũng như các tỉnh, thành trong cả nước, dưới thời Pháp thuộc đã hình thành hệ thống Thanh tra giáo dục từ tỉnh đến các huyện, các “Quan thanh tra” thời đó là những người có uy thế rất lớn đối với giáo dục. Sự đánh giá của các “Quan thanh tra” thường bất chợt, chủ quan, theo phương châm “vạch mặt, tóm bắt”. Những ai đã từng học qua các trường thời Pháp thuộc chắc còn giữ lại ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh “ Quan thanh tra”.
Ngay trong những ngày đầu thành lập Chính quyền Cách mạng, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh thành lập tổ chức Thanh tra giáo dục; Nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, điều kiện xã hội không cho phép, nên hệ thống Thanh tra giáo dục phát triển không đồng bộ. Thanh Hoá cũng trong tình trạng chung của cả nước; Các thế hệ Trưởng ty Giáo dục có bố trí một vài cán bộ thuộc phòng hành chính quản trị kiêm nhiệm, giúp Trưởng ty giáo dục làm công tác xét giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Mục đích, nội dung hoạt động của các cán bộ thanh tra tuỳ thuộc vào yêu cầu của Thủ trưởng; Bộ Giáo dục chưa có văn bản qui định về công tác tổ chức và hoạt động Thanh tra giáo dục, vì vậy hoạt động của Thanh tra giáo dục rất hạn chế; Đây cũng là tình trạng chung của Thanh tra ngành giáo dục cả nước
Ngày 28/9/1989 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1019/QĐ về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra giáo dục; trong đó có Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Thanh tra Phòng giáo dục. Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra giáo dục là thanh tra công tác quản lý của các cơ sở giáo dục, thanh tra công tác chuyên môn giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh; thanh tra xét giải quyết các khiếu nại tố cáo của cán bộ, giáo viên và nhân dân về giáo dục.
Giáo dục Thanh Hoá triển khai thực hiện Quyết định 1019/QĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong điều kiện có nhiều khó khăn. Nhiệm vụ thì nặng nề, yêu cầu của công tác thanh tra rất lớn, nhưng biên chế của tổ chức thanh tra chỉ có 3 người, đời sống cán bộ, giáo viên, thanh tra rất khó khăn; hệ thống văn bản về quản lý giáo dục còn thiếu, chồng chéo, hiệu lực không cao. Song do nhận thức được vị trí, vai trò của công tác thanh tra (mà đứng đầu là Giám đốc Sở; Trưởng ban thanh tra) cho nên tổ chức Thanh tra từng bước được củng cố, tăng dần về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ. Các nhiệm vụ được giao không còn chỉ dừng lại ở các cuộc kiểm tra, xem xét giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo mà nội dung hoạt động chuyển dần sang công tác kiểm
tra đánh giá công tác quản lý của các Thủ trưởng đơn vị, hoạt động quản lý chuyên môn giảng dạy của giáo viên, hoạt tập của học sinh. Đặc biệt là hoạt động quản lý các kỳ thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp.
Tháng 4/1990 Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thanh tra; đây là một văn bản pháp qui có tính hiệu lực pháp lý cao nhất về công tác thanh tra. Pháp lệnh thanh tra qui định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của các tổ chức Thanh tra Nhà nước. Trong đó qui định Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là tổ chức Thanh tra Nhà nước hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, dưới sự chỉ đạo về tổ chức, chương trình, nghiệp vụ công tác của Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bộ. Thanh tra Sở có con dấu riêng; Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên; biên chế của Thanh tra Sở có từ 3 đến 5 người. Ngay sau khi Pháp lệnh thanh tra có hiệu lực, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập tổ chức Thanh tra Sở gồm có: Chánh thanh tra và 2 Thanh tra viên; tổ chức Thanh tra Sở là 1 đơn vị hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở.
Giai đoạn 1990-1992 là một thời kỳ thử thách với nhiều khó khăn; nhưng Chánh thanh tra và các Thanh tra viên đã đoàn kết, luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên lắng nghe các ý kiến đóng góp và lấy tinh thần trách nhiệm, danh dự của tập thể đặt lợi ích của tổ chức lên trên, thường xuyên chấp hành các ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc và các ý kiến chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Chính vì vậy Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả. Trong 20 năm xây dựng và trưởng thành, Thanh tra giáo dục Thanh Hoá đã liên tục được UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ tặng các danh hiệu cao quí .
Ngày 28/9/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 358/NĐ-HĐBT; về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra giáo dục. Nghị định 358/NĐ-HĐBT qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, nội dung
hoạt động, quyền hạn, hệ thống tổ chức, bộ máy của Thanh tra giáo dục. Dựa trên Nghị định 358/NĐ-HĐBT, ngày 11/3/1993 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 478/QĐ-GD&ĐT, ban hành qui chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra giáo dục. Hệ thống thanh tra giáo dục bao gồm: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Thanh tra Phòng giáo dục. Sau khi ban hành Quyết định 478/QĐ-GD&ĐT, Bộ giáo dục đã ban hành các Thông tư hướng dẫn việc thanh tra các loại hình nhà trường từ Mầm non đến Đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản qui định về thanh tra giáo viên đối với các ngành học, cấp học, nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, tập trung vào thanh tra lao động sư phạm của giáo viên các cấp. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về thanh tra các chuyên đề mang tính chất chuyên môn thuộc về ngành giáo dục như: thanh tra các kỳ thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh; thanh tra việc cấp phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ; thanh tra việc dạy thêm, học thêm; thanh tra việc thu chi tài chính của các cở sở giáo dục. Đây là thời điểm mà hoạt động thanh tra giáo dục của cả hệ thống giáo dục quốc dân có sự chuyển đổi lớn về cơ chế chỉ đạo, điều hành về nội dung và hiệu quả đạt được trong hoạt động thanh tra giáo dục nói chung và Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá nói riêng.
Từ năm học 1995-1996 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản qui định số lượng cán bộ của thanh tra Sở phải có từ 10% tổng biên chế của cơ quan Văn phòng Sở; nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thanh tra dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã tiến hành khẩn trương việc xây dựng tổ chức, bộ máy của Thanh tra Sở, tăng dần chỉ tiêu về số lượng, bổ nhiệm Phó chánh thanh tra, nâng ngạch Thanh tra viên. Vì vậy đến năm 1997 Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá có 5 người (Chánh thanh tra, Phó Chánh
thanh tra và 3 Thanh tra viên); đến năm 2002 có 6 người (gồm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, 4 TTV và cán bộ thanh tra). Giám đốc Sở ra Quyết định bổ nhiệm các Thanh tra viên chuyên ngành tại các Phòng giáo dục bao gồm: 337 thanh tra viên chuyên ngành, 594 cộng tác viên thanh tra. Thanh tra Sở đã tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra cho các thanh tra viên, thanh tra viên chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra với trường Cán bộ quản lý giáo dục TƯ, cấp chứng chỉ, ra Quyết định bổ nhiệm, chuẩn y chương trình và kế hoạch hoạt động thanh tra nhằm giải quyết các yêu cầu của Bộ trưởng về công tác thanh tra. Đến nay (năm 2011) Thanh Sở đã được biên chế 7 (1 Chánh thanh tra, 2 Phó Chánh thanh tra và 4 Thanh tra viên); hệ thống cộng tác viên thanh tra được duy trì.
Trong giai đoạn trước mắt, Thanh tra giáo dục Thanh Hoá tập trung hoàn thành tốt các chương trình công tác đã được các cấp quản lý phê duyệt; trọng tâm là: thanh tra công tác quản lý và hoạt động chuyên môn. Thanh tra chuyên môn với trọng tâm là thanh tra việc xây dựng và quản lý, sử dụng hồ sơ (sổ điểm, sổ đầu bài, sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên, sổ sách kế toán...). Tập trung vào việc thanh tra, đánh giá giáo viên theo qui định của Bộ (tỉ lệ 1/5 giáo viên trong năm).
Giai đoạn 2005 - 2010 Thanh tra giáo dục Thanh Hoá đã có bước phát triển vượt bậc cả về tổ chức bộ máy, cả về chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra. Hoạt động thanh tra đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh; được Đảng bộ, Chính quyền các cấp và nhân dân trong toàn tỉnh đánh gía cao. Thành tích đặc biệt quan trọng là: Qua hoạt động thanh tra đã giúp cho Lãnh đạo các cấp có căn cứ để điều chỉnh bổ sung một số chủ trương, biện pháp quản lý cũng như đánh giá được chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh, quản lý các kỳ thi, đặc biệt kỳ thi tuyển sinh vào
THPT, CĐ, ĐH, TCCN; về đầu tư xây dựng cơ bản; về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thanh tra giáo dục đã trực tiếp tham mưu cho các cấp Quản lý để Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định 1901/QĐ-UB/1998, về việc giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm trong Ngành giáo dục Thanh Hoá. Quyết định 1717/QĐ-UBTH/2000, về việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế. Quyết định số 2002/QĐ-UBTH/2001, về việc thu học phí trong các loại hình trường lớp trên địa bàn toàn tỉnh. Quyết định sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đối với dạy các lớp có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Quốc gia, Quốc tế đối với giáo viên trường THPT Lam Sơn. đặc biệt gần đây nhất là quyết định số 3573/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 về qui định dạy thêm, học thêm.
- Những thuận lợi khó khăn trong việc hoạt động Thanh tra giáo dục Thanh Hoá hiện nay
+ Thuận lợi
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, do tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định và từng bước phát triển. Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục; Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị Quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã chỉ ra những thành tựu mà sự nghiệp giáo dục đạt được; những khó khăn, tồn tại, những thách thức, những mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục cần đạt được. Nền kinh tế từng bước phát triển là cơ sở cho sự phát triển của giáo dục và ngược lại phát triển giáo dục cũng là điều kiện cần thiết và quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế của Thanh Hoá đã có bước phát triển khá nhanh, tạo ra sự ổn định về chính trị- xã hội, đời sống nhân dân, cán bộ, giáo viên đã được nâng cao lên một bước. Đảng bộ và Chính quyền địa phương các cấp ngày càng quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, thể
hiện rõ nhất qua hoạt động đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất, trong việc xây dựng mới trường lớp, nâng cao chế độ đãi ngộ, thực hiện chính sách ưu tiên đối với cán bộ giáo viên vùng khó khăn, chế độ ưu tiên đối với giáo viên dạy các trường chuyên biệt (trường THPT Lam Sơn, THPT DT nội trú, các trường THCS nội trú, các lớp cử tuyển THCN-ĐH). Thể hiện tại các Quyết định: 1717/QĐ-UBTH/2000, về việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên ngoài biên chế thuộc ngành học Mầm non; Quyết đinh 167/QĐ-UBTH/1988, về việc ban hành chế độ đãi ngộ ưu tiên đối với cán bộ giáo viên dạy các lớp chuyên THPT Lam Sơn, các cán bộ, giáo viên có học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế của tất cả các môn văn hoá và môn năng khiếu; đây là một quyết định sáng suốt và dẫn đầu cả Nước trong việc thực hiện chế độ ưu tiên đối với giáo viên giảng dạy các lớp năng khiếu.
Chính vì vậy Thanh Hoá là một trong những tỉnh dẫn đầu về thành tích thi học sinh giỏi các cấp. Đặc biệt là học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế (Thanh Hoá là đơn vị 8 năm liên tục có học sinh tham gia và đạt giải thi ÔLempic Quốc tế và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Thanh Hoá là một tỉnh có truyền thống hiếu học, có phong trào thi đua dạy và học tốt là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; về xây dựng trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia, Trường học Thân thiện.
Các cấp quản lý giáo dục nhận thức và có sự chỉ đạo sâu sát đến hoạt động thanh tra, thường xuyên chăm lo đến công tác xây dựng và tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là cộng tác viên thanh tra.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Thanh tra Sở, các Thanh tra viên Thanh tra Sở đã có kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, được đào tạo cơ bản, được rèn luyện và trưởng thành qua nhiều cơ quan quản lý giáo dục, tuổi đời bình quân còn trẻ, có xu hướng phát triển lâu dài, nhiệt tình và năng động trong công tác.
Đội ngũ Thanh tra viên chuyên ngành, Cộng tác viên thanh tra đều là những cán bộ chuyên viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức quản lý nhà nước, có kinh nghiệm và phẩm chất chính trị tốt, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành và thường xuyên tham gia các cuộc thanh tra theo chương trình kế hoạch thanh tra của Sở.
+ Khó khăn
Về cơ chế quản lý GD - ĐT, trong việc quản lý nhân sự, tài chính tài sản, sách và thiết bị, về đầu tư cho giáo dục, giữa Địa phương và Trung ương, giữa Ngành và Lãnh thổ còn chồng chéo, bao biện; về thực chất việc quản lý chuyên môn xa rời với quản lý nhân sự, quản lý tài chính. Vì vậy hiệu quả quản lý giáo dục có việc, có nơi còn thấp, thực chất công tác quản lý điều hành của Thủ trưởng ngành, đơn vị có nhiều bị động.
Nền kinh tế tuy có bước phát triển nhưng so với bình diện chung của cả nước còn thấp; Thanh Hoá còn là một địa phương nghèo (bình quân thu nhập 700USD/người); vì vậy nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được với qui mô phát triển giáo dục, đặc biệt là cấp THPT.
Về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chuyên viên trong ngành còn nhiều hạn chế. Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa thực sự xem công tác thanh tra là bức thiết đối với hiệu quả quản lý giáo dục, đối với chất lượng giáo dục toàn diện. Thể hiện qua việc quan tâm xây dựng đội ngũ, thực hiện chế độ chính sách, thực hiện việc giải quyết xử lý các nội dung đã được kiểm tra kết luận; việc giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm trong ngành như: việc thi và tuyển sinh, việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, việc dạy thêm học thêm, môi trường sư phạm.
Về nhận thức và tâm lý của đội ngũ cán bộ chuyên viên, giáo viên là ngại làm công tác thanh tra, khi tiến hành thanh tra thì dè dặt trong kết luận, không chỉ rõ những tồn tại, không dám đấu tranh thẳng thắn để đi đến kết
luận khách quan, đặc biệt là đối với các vấn đề thuộc về đoàn kết nội bộ, về