Tăng cường kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại CTV thanh tra chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra chuyên môn cấp trung học phổ thông tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 93)

- Có nhiều SKKN (QLGD và GD) 59 31,8 95 56,0 21 12,2 Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên 10962,13922,82715,

3.2.5. Tăng cường kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại CTV thanh tra chuyên môn

loại CTV thanh tra chuyên môn

3.2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) khẳng định: "Cần tổ chức việc đánh giá cán bộ để có chủ trương sử dụng đúng đội ngũ cán bộ hiện có". "Khi xem xét đánh giá cán bộ nhất thiết xuất phát từ tiêu chuẩn và phải đặt cán bộ trong mối quan hệ với tổ chức và môi trường làm nhiệm vụ cụ thể. Trong đó phải lấy hiệu quả, sản phẩm làm thước đo chủ yếu".

Kết luận Nghị quyết TW6 Khoá IX nêu rõ: "Đổi mới việc đánh giá cán bộ, trên cơ sở thống nhất quan điểm, tăng cường thông tin, bổ sung hoàn thiện

quy chế, quy trình đánh giá cán bộ một cách khoa học, dân chủ, khách quan, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ làm thước đo đánh giá".

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI.

Thanh tra giáo dục có hai trong số các chức năng cơ bản là chức năng kiểm tra và chức năng đánh giá. Hai chức năng này nhằm phân tích, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc... giúp nhà quản lý điều chỉnh các quyết định làm cho các hoạt động quản lý hiệu quả hơn. Vấn đề ở đây là mức độ chính xác của sự đánh giá nêu trên do ai kiểm tra, đánh giá lại.

Thực tiễn công tác thanh tra chuyên môn của tỉnh Thanh Hoá cho thấy: việc đánh giá công tác thanh tra chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo chủ yếu thông qua báo cáo tổng kết thanh tra do các đoàn thanh tra gửi lên. Chất lượng đội ngũ CTV thanh tra hầu như chưa có sự đánh giá khách quan. Các CTV thanh tra chuyên môn chủ yếu được đánh giá với tư cách là giáo viên hoặc CBQL chứ chưa được đánh giá với tư cách là một thanh tra viên. Cơ chế kiểm tra, đánh giá này là một bất cập lớn của hoạt động thanh tra chuyên môn hiện nay. Thực tiễn yêu cầu có biện pháp đánh giá khách quan hoạt động thanh tra chuyên môn và các CTV thanh tra

3.2.5.2. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp Sở Gáo dục và Đào tạo đánh giá đúng hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên môn của cấp THPT, đồng thời giúp các trường THPT, TTGDTX xác định đúng hiện trạng công tác thanh tra của chính mình.

- Phát hiện, điều chỉnh những lệch lạc trong hoạt động thanh tra.

- Đánh giá đúng trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ CTV thanh tra làm cơ sở cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CTV thanh tra.

- Có cơ sở để tham mưu cho cấp trên điều chỉnh các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra cho phù hợp tình hình cụ thể của cấp học.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Quán triệt đến Lãnh đạo, Thanh tra Sở, Cán bộ, Giáo viên các trường THPT, TTGDTX, các CTV thanh tra tầm quan trọng của việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá kết quả công tác của CTV thanh tra.

Mục đích làm cho các đối tượng nêu trên hiểu được sự kiểm tra có tác dụng tích cực điều chỉnh hoạt động của toàn bộ đội ngũ theo mục tiêu đổi mới và tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra, thúc đẩy đổi mới quản lý giáo dục.

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo phải lập kế hoạch kiểm tra công tác thanh tra; Kiểm tra phải có kế hoạch, có sự chuẩn bị chu đáo. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian tiến hành kiểm tra. Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra hoạt động thanh tra chuyên môn của các trường, trung tâm

- Thành phần đoàn kiểm tra gồm:

+ Lãnh đạo Sở; Lãnh đạo, Thanh viên thanh tra Sở. +Cán bộ quản lý, CTV thanh tra của đơn vị bạn - Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra kế hoạch thanh tra: về mức độ đảm bảo các tiêu chí theo hướng dẫn của Sở, tính khả thi của kế hoạch.

+ Kiểm tra kết quả triển khai hoạt động thanh tra tính đến thời điểm kiểm tra đạt được so với kế hoạch.

+ Kiểm tra phương thức thanh tra chuyên môn bao gồm cách thức tổ chức đoàn thanh tra, thành phần của đoàn, tiến trình thanh tra, các quyết định thanh tra, mục đích của các đợt thanh tra chuyên môn.

+ Kiểm tra các kết luận thanh tra, xem xét các kết luận có phản hồi từ cơ sở hoặc khiếu nại của cán bộ giáo viên. Có thể thu thập thêm thông tin từ

cơ sở để so sánh, song khả thi hơn cả là vận dụng các chuẩn đã quy định để kiểm tra lại các kết luận.

+ Kiểm tra xác xuất nhận thức cũng như trình độ, năng lực của CTV thanh tra bằng cách phỏng vấn hoặc thăm dò ý kiến các đối tượng thanh tra.

+ Công việc sau kiểm tra: có văn bản đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh hoặc toàn cấp học.

Kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động thanh tra chuyên môn:

Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo thường do Lãnh đạo Sở làm Trưởng đoàn, tuy nhiên không thể có sự kiểm tra đối với hoạt động chính đoàn thanh tra. Việc kiểm tra chỉ có thể diễn ra dưới các hình thức sau:

- Tự kiểm tra hoạt động thanh tra:

+ Sau mỗi đợt thanh tra, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức xem xét, rút kinh nghiệm hoạt động của các đoàn thanh tra về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, đối chiếu với các văn bản hướng dẫn và kế hoạch. Xem xét các kết luận thanh tra, nhất là các kết luận chưa được sự đồng tình của đối tượng thanh tra, điều chỉnh các sai lệch nếu có theo những quy định hiện hành.

+ Nội dung đánh giá kết quả cuộc thanh tra dựa trên cơ sở: việc đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm, có chứng cứ xác đáng, bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý. Nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của thiếu sót, sai phạm, xác định rõ trách nhiệm đối với sai phạm, có địa chỉ rõ ràng. Kiến nghị được những giải pháp có tính khả thi khắc phục sai phạm.

+ Đánh giá đoàn thanh tra cần chú ý các vấn đề: việc hoàn thành cuộc thanh tra có chất lượng và đúng thời hạn; không để xảy ra vi phạm kỷ luật, đoàn kết nội bộ cùng hoàn thành nhiệm vụ; có ý thức tổ chức, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật về chế độ thỉnh thị, báo cáo.

+ Xem xét các kết luận cá nhân của CTV thanh tra, mức độ chính xác của các kết luận.

+ Đánh giá, xếp loại CTV thanh tra của đoàn theo kết quả công việc của từng cá nhân dựa trên: việc hoàn thành công việc có chất lượng và đúng thời hạn; ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ; chế độ báo cáo và thỉnh thị; uy tín thông qua dư luận từ cơ sở và cá nhân được thanh tra.

+ Kết luận, thông báo kết quả cho các CTV thanh tra trong đơn vị để cùng rút kinh nghiệm và học tập. Động viên, khen thưởng những thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời nhắc nhở, điều chỉnh sai sót nếu có. Tự kiểm tra, tự đánh giá của CTV thanh tra

+ Sau mỗi đợt thanh tra hoặc định kỳ, lãnh đạo sở và thanh tra Sở đưa ra các yêu cầu cụ thể của công tác (chuẩn đánh giá) để các CTV thanh tra tự kiểm tra hoạt động và tự đánh giá bản thân. Cần thiết sau mỗi năm học, các CTVthanh tra có bản kiểm điểm công tác thanh tra của mình.

+ Việc tự kiểm tra, đánh giá có tác dụng rất lớn trong việc tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân CTV thanh tra nên cần làm nghiêm túc, tránh hình thức

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Khi tiến hành kiểm tra phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc: "Chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra".

- Đảm bảo đầy đủ các văn bản pháp quy hiện hành về kiểm tra, đánh giá làm cơ sở cho việc xem xét kết luận.

- Phải có chỉ đạo thống nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các đơn vị có liên quan.

- Có sự ủng hộ của các trường THPT, TTGDTX và cán bộ, giáo viên trong việc cung cấp thông tin điều tra cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra chuyên môn cấp trung học phổ thông tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w