Tổ chức hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 30)

Các hoạt động thực hiện chỉ đạo chuyên môn, hoạt động đào tạo theo mục tiêu của trường. Về nguyên tắc chương trình là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành cần phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được thay đổi thêm, bớt làm sai lệch chương trình.

Để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong quá trình giáo dục, thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá, xác định mức độ hoàn thành công việc của mỗi giáo viên, theo từng giáo viên theo từng chủ đề, chủ điểm trong năm học đã quy định.

Chỉ đạo việc thực hiện chương trình là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý chuyên môn, nhằm giúp cho giáo viên đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ và thực hiện có hiệu quả, sáng tạo trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh.

Để nắm được tình hình thực hiện chương trình của giáo viên, theo dõi thông qua hồ sơ chuyên môn, qua phản ánh của phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và dự giờ để từ những thông tin thu thập được, kịp thời có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn sao cho chương trình được thực hiện phù hợp với thời gian của tiến trình năm học.

Quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp cuả giáo viên: Soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho một giờ lên lớp, là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của giáo viên về nội dung, phương pháp hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ cho bài dạy. Sự lựa chọn phải

phù hợp với nội dung từng bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sát với học sinh theo lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Quản lý bài soạn và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên cần tập trung vào một số công việc như sau:

- Hướng dẫn giáo viên kế hoạch soạn bài, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo cho sự thống nhất về nội dung, hình thức soạn bài với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu.

-Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiết kế các hoạt động các môn học theo lứa tuổi và sọan bài

- Tổ chức những buổi thảo luận về soạn bài, thống nhất về nội dung và hình thức, cải tiến nội dung, phương pháp soạn bài trao đổi kinh nghiệm soạn những bài khó.

- Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên bằng cách kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên, kiểm tra bài soạn, kiểm tra chuyên môn.

- Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho giờ dạy trên lớp của giáo viên, cần căn cứ vào kế hoạch giảng dạy kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch mua sắm những thiết bị thiếu và đề ra những quy định quản lý sử dụng thiết bị dạy học hiện có.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thời gian soạn bài.

- Quản lý giờ dạy của giáo viên, giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học. Vì thế cần tìm mọi biện pháp tác động trực tiếp đến giờ dạy của giáo viên, xây dựng các chuẩn để quản lý giờ lên lớp, dựa trên những quy định của ngành và hoàn cảnh riêng của từng trường để xây dựng giờ chuẩn lên lớp. Sử dụng giờ chuẩn lên lớp để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Tư tưởng chỉ đạo việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên là: Hiệu trưởng tác động trực tiếp vào giờ dạy trên lớp càng nhiều càng tốt. Cần bình thường hóa việc kiểm tra, tổ chức dự giờ

thăm lớp thường xuyên. Khi việc dự giờ đã trở thành nề nếp, sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi để kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên như một việc bình thường. Việc giáo viên thường xuyên dự giờ lẫn nhau sẽ cung cấp cho những thông tin giờ dạy, làm cho việc đánh giá có độ tin cậy cao. Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, cần chú ý đến các hình thức kiển tra gián tiếp khác như phỏng vấn học sinh, trao đổi với giáo viên về tình hình thực hiện chương trình trong nhà trường.

Chú ý cải tiến phương pháp dạy và phương pháp học là hai mặt của vấn đề theo phong trào “Dạy tốt- Học tốt”

Quản lý hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh khách quan công tác hoạt động chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên, giúp nắm chắc tình hình dạy học của giáo viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w