Điều kiện kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 45)

Dân số toàn huyện xấp xỉ 13 vạn người, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, một số ít đồng bào dân tộc Lào, Thái sinh sống ở các xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2; có khoảng 13500 người theo đạo Thiên Chúa.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, cơ cấu nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, Hương Sơn vẫn chưa thoát khỏi là một huyện nghèo, thu nhập của người dân chủ yếu vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, GDP đầu người năm 2010 chỉ đạt khoảng 10 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và phát triển vườn rừng. Đồng thời, để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ, gắn kinh tế nông lâm nghiệp thuần túy với công nghiệp chế biến, dịch vụ và sản xuất hàng hóa.

Công tác quốc phòng an ninh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Là huyện biên giới nên bên cạnh xây dựng lực lượng bộ đội chính quy, hệ thống Đồn, Trạm biên phòng tiền tiêu thì việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đơn vị cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu được đẩy mạnh. Do đó, mặc dù là địa phương có địa bàn phức tạp nhưng an ninh quốc phòng luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội không ngừng được tăng cường, tai tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 45)