Xuất phát từ logic khái niệm khoa học và logic lĩnh hội của học sinh, thiết kế công nghệ dạy học hợp lý, tổ chức tối ưu hoạt động dạy học, bảo đảm liên hệ nghịch để cuối cùng làm cho học sinh tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh được khái niệm khoa học, phát triển năng lực, hình thành thái độ. Dạy học có chất lượng chính là thực hiện tốt 3 nhiệm vụ dạy học: Kiến thức - Năng lực trí tuệ - Thái độ. Thực hiện tốt 3 nhiệm vụ đó sẽ làm cho hiệu quả của quá trình dạy học cao, chất lượng đào tạo tăng. Phương hướng chung để nâng cao chất lượng dạy học là phải đổi mới nội dung, phương pháp sư phạm. Đặc biệt chú ý cải tiến các phương pháp quản lý tác động vào quá trình dạy học. Các biện pháp quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nó bao gồm các biện pháp chiến thuật trong từng giai đoạn, là một phức hợp hài hoà các hình thức, các con đường biện pháp với nhiều tầng bậc để đạt được mục tiêu giáo dục.
Trong đó công tác xây dựng đội ngũ ở bậc học phổ thông - bậc học có vị trí đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân, kéo theo những đòi hỏi phải được đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên.
Giáo viên phải có trình độ cao cả về khoa học cơ bản và khoa học sư phạm, phải có năng lực tổ chức cho học sinh làm nòng cốt trong việc chuyển giao và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống hàng ngày ở địa phương. Nhà trường phải gắn liền với mọi hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời phát huy vai trò trọng tâm văn hoá, kỹ thuật ở địa phương, thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Muốn vậy phải xây dựng ở cấp học này một đội ngũ giáo viên đầy đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về các loại hình. Làm tốt công tác quản lý các hoạt động chuyên môn, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo, giáo viên giỏi cấp Tỉnh và Quốc gia, nhằm hình thành đội ngũ những giáo viên đầu đàn làm nòng cốt ở các trường THCS, có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những giáo viên này. Đó là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để nâng cao chất lượng dạy – học trong các trường THCS.
1.4.3.Đảm bảo mục tiêu chương trình dạy học.
Mục tiêu chung của giáo dục THCS được xây dựng trên cơ sở quán triệt những mục tiêu cơ bản của giáo dục trong Nghị Quyết TW 2 (khoá VIII) và cụ thể hoá mục tiêu giáo dục quy định trong Luật Giáo dục. Học sinh cấp học này trên cơ sở được cũng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, tiếp tục được phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục cấp THCS là điểm xuất phát để xây dựng chương trình đồng thời quán triệt yêu cầu phổ cập và một số đặc điểm của cấp học.
Nội dung học tập của cấp THCS là một bộ phận của nội dung chương trình phổ thông vốn mang tính chỉnh thể, vì vậy phải có mối quan hệ hữu cơ
với chương trình Tiểu học và chương trình THPT. Thể hiện được xu thế tích hợp trong việc xây dựng nội dung các môn học, trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo yêu cầu phối hợp liên môn, nhằm hỗ trợ việc học tập giữa các môn với nhau, tránh chồng chéo, trùng lặp. Môn nào có điều kiện thì có thể tích hợp ở mức độ cao hơn đối với các phân môn.
Xác định nội dung dạy học theo định hướng lựa chọn những tri thức làm cơ sở cho việc tiếp tục học lên, tri thức phục vụ cho cuộc sống hiện tại, tri thức góp phần định hướng công việc trong tương lai theo hướng cơ bản, đơn giản, hiện đại, cập nhật, sát với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên phải coi trọng hơn đối với các tri thức về phương pháp, tri thức có tính ứng dụng, tăng cường thực hành, vận dụng vào các tình huống của đời sống hàng ngày, chú trọng rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Giới thiệu những thành tựu lớn của khoa học và công nghệ thích hợp với trình độ của học sinh. đưa một số vấn đề mang tính cấp bách toàn cầu vào chương trình với cách thức và mức độ thích hợp [20]
Như vậy THCS là một cấp học trong bậc Trung học song mang tính tương đối độc lập với hệ thống trường riêng và có mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo xác định riêng trong mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo chung của giáo dục phổ thông, có chứng chỉ văn bằng khi tốt nghiệp cuối cấp.